Phong Thuỷ

Vợ đang mang thai có nên xây nhà, mua nhà trong cùng một năm không?

Vợ đang mang thai có nên xây nhà, mua nhà hay không? Có nên vừa mua đất xây nhà vợ vừa mang bầu, sinh con có sao không? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

bí quyết phong thủy, phong thủy nhà ở, vợ đang mang thai có nên xây nhà, mua nhà trong cùng một năm không?

Hiện nay nhu cầu xây dựng nhà ở rất lớn, tuy nhiên nhiều người khi muốn xây nhà mà vợ lại đang mang thai. Họ nghe nói không nên xây nhà khi vợ đang mang thai nên họ đang rất lo lắng không biết như thế nào? Vậy vợ có bầu có kiêng làm nhà không? Hay có nên vừa mua đất xây nhà vợ vừa mang bầu, sinh con có sao không? Xây xong nhà có bầu có sao không, v.v. Để có câu trả lời chính xác mời các bạn cũng theo dõi bài viết dưới đây.

1. Kinh nghiệm dân gian

Theo như quan niệm của ông bà xưa để lại thì trong một năm gia đình không thể diễn ra hai chuyện vui cùng một lúc. Chuyện sinh con là chuyện vui và lớn, xây nhà cũng là chuyện tương tự. Bởi vậy nếu hai chuyện này xảy ra cùng một năm thì sẽ mang lại điều không may mắn cho gia đình.

Vì thế, nếu gia đình nào có người có bầu không nên xây hay sửa sang lại nhà cửa, nên để năm khác xây nhà thì tốt hơn. Trường hợp muốn làm nhà năm đó, thì nên mượn tuổi người khác trong gia đình để cúng bái khi làm nhà.

2. Quan niệm theo phong thủy

Theo quan niệm dân gian xây nhà khi đang mang thai là việc cần tránh và theo các chuyên gia, việc kiêng xây nhà khi vợ mang thai không phải là không có cơ sở, mặc dù vậy vẫn có thể cân nhắc đến từng trường hợp để có quyết định đúng đắn, tránh ảnh hưởng việc lớn.

Phong thủy về cơ bản chính là sự tương tác giữa con người và môi trường. Theo chúng ta biết, giữa con người và những sự vật hiện diện quanh ta đều tồn tại một sự liên kết nhất định. Sửa chữa, xây cất nhà tức là thay đổi sự tương tác môi trường sống có thể là tốt nhưng cũng có thể là xấu lên con người trong đó.

Khi xây sửa nhà, thay đổi môi trường sống thì sự tương tác đối với các cá nhân trong ngôi nhà đó sẽ khác đi và tất nhiên cơ thể cũng phải có sự điều chỉnh nhất định để phù hợp với môi trường mới, sự tương tác mới. Và điều này cơ thể cần phải có thể trạng tốt để thích nghi.

Đối với sản phụ và thai nhi mà nói, trừ phi có yếu tố bất lợi thì việc duy trì luồng khí và sự ổn định là quan trọng nhất. Trong thời kì người mẹ mang thai, không nên động thổ cũng như lắp đặt, sửa sang bếp núc, cũng không nên đổi phòng và di dời giường ngủ.

Đối với người thường có thể điều chỉnh, thích nghi được dễ dàng, nhưng đối với thai nhi khả năng thích nghi chậm hoặc không kịp thích nghi với những sự tương tác mới. Hơn nữa, cơ thể của người mẹ cũng có những thay đổi để phù hợp với môi trường mới nên thai nhi vừa phải điều chỉnh để thích nghi với môi trường, vừa phải điều chỉnh để thích nghi với thể trạng mới của người mẹ nên bị ảnh hưởng rất lớn. Trường hợp sức khoẻ người mẹ kém lại thêm sự thay đổi nhà cửa quá lớn thì có thể dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ thai nhi, thậm chí có thể gây sảy thai hoặc sinh con yếu đuối, non yểu…

Những tình huống xảy ra bất ngờ khi làm nhà tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến thai phụ nhưng tâm lý bất an của chồng chắc chắc ảnh hưởng đến họ. Và những vất vả này phần nào tác động đến thai nhi. Theo tuvingaynay.com đối với người có tiền sử không tốt về thai nhi có thể gây sảy thai. Chính điều này đã gây nên những suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống…

Một lý do nữa không nên xây nhà khi đang mang thai đó là phạm vào điều kiêng kỵ: thai phụ không được động đến vị trí thai thần (linh hồn của thai nhi). Theo phong thủy, trước lúc sinh và trong khoảng một tháng đầu sau khi sinh, thai thần luôn di chuyển quanh thai nhi, tại mỗi thời điểm, vị trí thai thần sẽ khác nhau.

Thông thường, vị trí thai thần trong từng tháng sẽ khác nhau, ứng với đối tượng, đồ vật khác nhau, phụ nữ mang thai và sau khi sinh không được đóng đinh, gõ đồ vật, lắp đặt, tu sửa hay tạo ra những chuyển động lớn, nếu không sẽ làm động thai thần, ảnh hưởng đến thai nhi, gây bất lợi cho thai nhi.

Việc mang thai là hết sức nguy hiểm nên cẩn thận thì tốt hơn tránh việc sửa chữa nhà hay động thổ. Đây không phải là mê tín dị đoan ông bà thường nói rồi “có thờ có thiêng có kiêng có lành”. Có những chuyện khoa học cũng không giải thích được. Tất nhiên nếu bắt buộc phải xây nhà thì nên để thai phụ tránh xa nơi xây dựng. Người chồng trong gia đình cần phải nỗ lực cố gắng chăm lo chu toàn mọi chuyện, không để vợ phải lo toan công việc.

Đồng thời khi xây nhà bạn nên tìm hiểu những điều kiêng kỵ đặc biệt là về hướng nhà như: có nên mua nhà hướng Tây, mua nhà hướng Tây Bắc, mua nhà hướng Nam hay có nên mua nhà hướng Đông hay không? Điều này là cực kỳ quan trọng bởi hướng nhà quyết định đến phong thuỷ, đến vượng khí mang đến cho gia chủ rất nhiều.

Bạn hãy cân nhắc, xem xét kĩ càng mọi vấn đề đặc biệt là khi trong nhà đang có người mang thai vì vậy hãy chọn một môi trường tốt nhất để bé phát triển hoàn thiện.

bí quyết phong thủy, phong thủy nhà ở, vợ đang mang thai có nên xây nhà, mua nhà trong cùng một năm không?

3. Thai Thần là gì?

Người xưa cho rằng, trong khoảng thời gian bắt đầu mới mang thai cho đến khi sinh nở, Thai Thần luôn túc trực bên cạnh thai phụ.

Vì thế mà quan niệm truyền thống có rất nhiều điều kiêng kị đối với thai phụ như không được chuyển nhà, không được trèo cao, không được cầm kim chỉ, dao kéo, không được để người khác vỗ lưng từ phía sau…

Thai Thần có thể ở bên cạnh hoặc ở trong phòng thai phụ, trú ngụ ở các đồ đạc trong nhà nên phải đặc biệt chú ý để tránh mạo phạm đến Thai Thần, ảnh hưởng đến thai phụ và đứa trẻ trong bụng.

Trong dân gian, Thai Thần còn được gọi là Thai khí. Kì thực, đó là một khái niệm y học, do y học phương Đông sáng tạo ra để nói về sự chuyển đổi phức tạp về khí trong sinh lý của phụ nữ có thai. Mới đầu, do kiến thức hạn hẹp nên không mấy người biết và hiểu ý nghĩa thực sự của Thai khí nên mới thần thánh hóa và tạo ra Thai Thần, coi đó là vị thần chủ quản việc mang thai, sinh nở.

Thông thường, có thể biết được vị trí cụ thể của Thai Thần theo ngày và theo tháng âm lịch.

Vị trí của Thai Thần theo tháng

Tháng Chạp, tháng Giêng: Thai Thần ngụ tại phòng ngủ của thai phụ. Tháng 2, tháng 3, tháng 9, tháng 10: Thai Thần ngụ tại cửa ra vào và cửa sổ. Tháng 4, tháng 6, tháng 11: Thai Thần ngụ tại phòng bếp, xem xét điều kiện sống của gia đình. Tháng 5: Thai Thần ngụ ngay bên mình thai phụ. Tháng 7: Thai Thần ngụ tại cối xay.
Tháng 8: Thai Thần ngụ tại nhà vệ sinh.

Vị trí của Thai Thần theo ngày

Ngày ở đây tính bằng lịch âm, xét theo 10 thiên can và 12 địa chi. Ứng với mỗi thiên can, địa chi thì Thai Thần lại ngụ ở một nơi khác nhau, nên tránh sử dụng hoặc động chạm đến vị trí đó trong nhà.

Vị trí Thai Thần theo thiên can

Ngày Giáp, Kỷ: Thai Thần ngụ tại cửa ra vào, cửa sổ trong nhà. Ngày Ất, Canh: Thai Thần ngụ tại cối xay. Ngày Bính, Tân: Thai Thần ngụ tại phòng bếp, nơi bếp nấu. Ngày Đinh, Nhâm: Thai Thần ngụ tại nhà kho.
Ngày Mậu, Quý: Thai Thần ngụ tại phòng ngủ, nơi giường nằm.

Vị trí Thai Thần theo địa chi

Ngày Tý, Ngọ: Thai Thần ngụ tại cối xay. Ngày Sửu, Mùi: Thai Thần ngụ tại nhà vệ sinh. Ngày Dần, Thân: Thai Thần ngụ tại nhà bếp, nơi bếp nấu. Ngày Mão, Dậu: Thai Thần ngụ tại cửa ra vào. Ngày Thìn, Tuất: Thai Thần ngụ tại nơi nuôi nhốt vật nuôi trong nhà.
Ngày Tị, Hợi: Thai Thần ngụ tại phòng ngủ, nơi giường nằm.

Theo quan niệm dân gian, trong những ngày này tuyệt đối không được động đến vị trí mà Thai Thần đang trú ngụ, không được sửa chữa, làm kinh động đến Thai Thần thì mới giữ được bình an cho cả mẹ và con.

Còn theo quan điểm khoa học thì phụ nữ có thai rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài mà suy giảm sức khỏe. Nhà xây sửa thì không tránh khỏi phải lau dọn hoặc chịu bụi bặm, tiếng ồn hay tai nạn, khiến tinh thần bất ổn, sức khỏe suy yếu, tử cung co bóp mạnh, tác động xấu đến thai nhi.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News