Phật học

Bản kinh Vu Lan báo hiếu dễ đọc cho những người tụng niệm tại gia

Tụng kinh Vu Lan hồi hướng cho đấng sinh thành, diệt trừ ác nghiệp, tích thêm phúc đức. Đây là hoạt động có ý nghĩa nhân văn, nhân đạo cao cả của Phật giáo, không chỉ đề cao hiếu đạo mà còn tôn vinh đạo làm người.

lễ vu lan báo hiếu, lễ vu lan năm 2022, ngày lễ vu lan, bản kinh vu lan báo hiếu dễ đọc cho những người tụng niệm tại gia

Xuất phát từ tích Mục Kiền Liên – đại đệ tử của Đức Phật bày lễ cúng, tập hợp sức mạnh của chúng tăng để cứu mẹ thoát khỏi giới ngạ quỷ, lễ Vu lan báo hiếu được tổ chức vào Rằm tháng 7 hàng năm nhằm mục đích hồi hướng tới cha mẹ đã khuất trong hiện tại và trong 7 kiếp trước đồng thời tích phúc đức cho cha mẹ đang sống.

Trong ngày lễ này không thể thiếu nghi thức tụng kinh Vu Lan để cha mẹ tiền kiếp siêu sinh, cha mẹ kiếp này an lạc, nếu cha mẹ còn sống thì khuyến khích cha mẹ cùng tụng niệm, tu tập. Đó chính là đạo hiếu, thể hiện tấm lòng thơn thảo của con cái với những bậc sinh thành, dưỡng dục.

Kinh Vu Lan báo hiếu thường tụng trong mùa Vu Lan từ mùng 1 tới Rằm tháng 7. Ngoài ra, ngày nào cũng có thể tụng, tụng vào thời điểm nào, ở địa điểm nào đều tốt cả. Tốt nhất là nên tụng trước ban Phật, ban Tam bảo hoặc tượng Phật, tranh ảnh Phật. Làm lễ chay tịnh, đốt hương, dâng hoa quả rồi tiến hành tụng kinh.

Giới thiệu Kinh Vu Lan

Phẩm Kinh Vu Lan gồm ba phần: Phần dẫn nhập, phần Chánh kinh và phần hồi hướng. Đây là nghi thức thuần Việt có nhiều bài sám nguyện, thường đọc tụng suốt mùa Vu Lan tháng bảy như là tháng báo hiếu của người con Phật.

Kinh Vu Lan có thể được đọc tụng hàng ngày để hồi hướng công đức cho cha mẹ hiện tiền, đồng thời thắp sáng truyền thống hiếu đạo cho con cháu. Ngoài ra, nghi thức này có thể được sử dụng trong những dịp chúc mừng sinh nhật mẹ cha, chúc thọ cho ông bà và ngay cả các khóa lễ kỳ siêu cho cha mẹ quá cố và cửu huyền thất tổ.

Vì tính đa dạng của nghi thức, người thọ trì đọc tụng phải chọn đúng bài sám nguyện với nội dung thích hợp. Tụng nghi thức này là để tiếp tục nuôi lớn các hạt giống biết ơn và đền ơn đối với hai đấng sinh thành.

Niên đại xuất hiện của Kinh Vu Lan này không rõ, nhưng gần nhất là vào thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên. Mặc dù tính chất nguyên thủy của bài kinh còn và gắn liền với văn hóa Trung Quốc, nhưng giá trị giáo dục đạo hiếu và đạo đức làm người trong hai kinh này này là điều nổi bật và không thể phủ nhận. Kinh Vu Lan nhấn mạnh tính giáo dục và đạo đức con người.

Ý nghĩa Kinh Vu Lan

Thuật ngữ Vu Lan viết đủ là Vu Lan Bồn là từ dịch âm của người Trung Quốc về chữ Phạn “Ullambana”. Một dịch âm khác nữa là Ô Lam Ba Na, tuy tương đối gần âm với chữ Phạn hơn nhưng chữ này lại không thông dụng trong giới Phật giáo.

Theo quan niệm thông thường, “ullambana” được ngài Trí Húc dịch nghĩa là “giải đảo huyền”, về sau được diễn dịch thành “giải đảo huyền, cứu thống khổ”. Giải là động từ có ý nghĩa là cởi trói, hay giải phóng ai ra khỏi một cái ách nào đó. Đảo là “ngược” hay “dốc đầu xuống đất, chân chỏng lên trời”, nhằm ám chỉ cho hình thức nghiêm khắc và đau đớn tột độ của hình phạt. Huyền là “treo”. Như vậy “giải đảo huyền” có nghĩa là “tháo bỏ các cực hình treo ngược của nghiệp xấu” và “cứu thống khổ” là cởi trói ách đau khổ cùng cực của chúng sanh trong các đường dữ.

Theo tinh thần của Kinh Vu Lan, cái khổ nguy khốn nhất của chúng sinh là bị sinh vào cảnh giới quỷ đói. Do đó, tháo gỡ cái cực hình treo ngược là tháo gỡ cái ách bị đày đọa trong cảnh giới ngạ quỷ và địa ngục.

Cách tụng Kinh Vu Lan

Những lời Phật dạy trong Kinh Vu Lan nghĩa lý rất thâm sâu và vi diệu, đọc qua một hai lần không thể nào chúng ta hiểu rõ được. Do đó, khi tụng kinh, chúng ta phải hết lòng thành kính. Phải có tâm tha thiết trân quý những lời Đức Phật dạy.

Trước khi tụng Kinh Vu Lan, ta nên rửa tay, súc miệng cho sạch sẽ và y phục phải trang nghiêm. Khi ngồi, đứng phải giữ thân cho thẳng. Lúc lạy hay quỳ phải giữ thân đoan nghiêm. Miệng tụng đọc âm thanh vừa đủ nghe.

Điều quan trọng khi tụng Kinh Vu Lan là phải thể nhập được những ý nghĩa trong Kinh và ứng dụng, thực hành trong đời sống. Khi tụng Kinh Vu Lan mà không phá trừ được kiêu mạn, không thực hành hạnh khiêm cung thì mất rất nhiều công đức.

Các Phật tử nên tụng Kinh Vu Lan ở chùa thì sẽ có nhiều ý nghĩa hơn. Bởi vì ở chùa có sự trang nghiêm, yên tĩnh. Khi đọc Kinh ta dễ chú tâm, không bị ngoại cảnh chi phối. Nhờ vậy mà tam nghiệp thanh tịnh, mắt chỉ đọc Kinh, thân ngồi trang nghiêm và ý nghĩ ý nghĩa thâm sâu trong từng lời kinh. Theo đó, sẽ mang lại công đức lớn.

Hơn nữa, khi tụng Kinh Vu Lan ở chùa nếu có những chỗ không hiểu thì có chư Tăng giảng giải cho hiểu hơn. Tụng kinh ở nhà sẽ thiếu một trong ba hình tướng của Tam Bảo đó là chư Tăng.

Khi về chùa tụng Kinh có chư Tăng, có đông Phật tử tụng Kinh, ý nghĩa thâm sâu của Kinh Vu Lan càng được vang vọng đi khắp, đi sâu vào tâm thức của mình, làm cho sức mạnh tâm linh vững mạnh, cảm thấy niềm an lạc và tự tâm mình thấu hiểu được ý nghĩa của Kinh Vu Lan.

Có như thế, trí tuệ ta ngày càng sáng suốt, tam độc tham, sân, si ngày càng thưa mỏng, nghiệp chướng ngày càng tiêu trừ, những vọng tưởng điên đảo ngày càng giảm thiểu.

Chỉ có con đường tự chuyển hóa tâm thức chính mình, qua sự hướng đạo của Tam bảo, hành vi và lời nói của chúng ta sẽ trở nên thiện. Đây là con đường cứu độ bản thân và tha nhân có hiệu quả nhất. Mọi hình thức trông chờ vào tha lực của người khác chỉ là phản ánh của một nhận thức sai lầm về quy luật nhân quả “ai làm lấy chịu, ai tu nấy chứng” của Đức Phật và tệ hơn nữa là một sự đổ vỡ của đời sống hướng thượng của bản thân. Kinh Vu Lan và lễ hội báo hiếu đã, đang và sẽ còn tiếp tục sống mãi trong đạo đức chữ hiếu và đạo lý làm người, của tất cả con người trên hành tinh.

Dưới đây là bản kinh Vu Lan phiên âm Hán – Việt dễ đọc và dễ thuộc, mời quý vị tham khảo để có thể tự tụng niệm tại gia.

KINH VU LAN BÁO ÂN CHA MẸ

(Niêm hương bạch Phật, trì chú, lạy Phật)
(Khai chuông mõ, tán hoặc xướng bài “cúng hương”)

Nguyện thử diệu hương vân Biến mãn thập phương giới Cúng dường nhất thiết Phật Tôn Pháp chư Bồ tát Vô biên Thanh Văn chúng Cập nhất thiết Thánh Hiền Duyên khởi quang minh đài Quá ư vô biên giới Vô biên Phật độ trung Thọ dụng tác Phật sự Phổ huân chư chúng-sanh Giai phát Bồ-đề tâm Viễn ly chư vọng-nghiệp Viên thành Vô thượng đạo.
Nam mô Hương Vân Cái Bồ-tát (3 lần)

(Đại chúng cùng tụng) Nam mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ-tát (3 lần) (Xướng hoặc Tán 4 câu sau) Phật thân sung mãn ư pháp giới Phổ hiện nhất thiết quần sanh tiền Tùy duyên phú cảm mỵ bất châu Nhi hằng xử thử bồ-đề tọa.
Nam mô Thập phương thường trú Tam Bảo(3 lần)

(Đại chúng lạy 3 lạy rồi quỳ xuống, tiếp theo chủ sám xướng) Khể thủ Tam giới Tôn Quy mạng thập phương Phật Ngã kim phát hoằng nguyện Trì tụng Vu lan – Báo ân kinh Thượng báo tứ trọng ân Hạ tế tam đồ khổ Nhược hữu kiến văn giả Tất phát bồ-đề tâm Tận thử nhất báo thân
Đồng sanh Cực Lạc Quốc.

(Đại chúng cùng tụng) Nam mô Bổn Sư Thích Ca mưu ni Phật(3 lần) Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ Ngã kim kiến văn đắc thọ trì
Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa!

VU LAN BỒN KINH

(Đại chúng quỳ hoặc ngồi để tụng) Nam mô Vu-lan Hội thượng Phật Bồ-tát (3 lần) Phật thuyết Vu Lan Bồn kinh:
(Tây Tần Tam-Tạng Pháp-sư Trúc-Pháp-Hộ dịch)

Văn như thị: Nhất thời Phật tại Xá-Vệ quốc, Kỳ-thọ Cấp-Cô-Độc viên. Đại Mục-Kiền-Liên, thỉ đắc lục-thông, dục độ phụ mẫu, báo nhũ bộ chi ân; tức dĩ đạo nhãn quán thị thế-gian: Kiến kỳ vong mẫu sanh ngạ quỉ trung, bất kiến ẩm thực, bì cốt liên lập.

Mục-Liên bi ai, tức dĩ bát thạnh phạn, vãng hướng kỳ mẫu. Mẫu đắc bát phạn, tiện dĩ tả thủ chướng bát, hữu thủ chủy thực, thực vị nhập khẩu, hóa thành hỏa thán, toại bất đắc thực. Mục-Liên đại khiếu, bi hào thế khấp, trì hoàn bạch Phật, cụ trần như thử.

Phật ngôn: “Nhữ mẫu tội căn thâm kết, phi nhữ nhất nhân lực sở nại hà! Nhữ tuy hiếu thuận, thanh động thiên địa, thiên thần, địa kỳ, tà ma, ngoại đạo, đạo sĩ, tứ thiên vương thần, diệc bất năng nại hà! Đương tu thập phương chúng Tăng oai thần chi lực, nãi đắc giải thoát. Ngô kim đương thuyết cứu tế chi pháp, linh nhất thiết nạn giai ly ưu khổ”.

Phật cáo Mục-Liên: “Thập phương chúng Tăng, thất nguyệt thập ngũ nhật, Tăng tự-tứ thời, đương vị thất thế phụ mẫu, cập hiện tại phụ mẫu, ách nạn trung giả, cụ phạn bách vị, ngũ quả, cấp quán bồn khí, hương du, đính chúc, sàng phu ngọa cụ, tận thế cam mỹ, dĩ trước bồn trung, cúng dường thập phương đại đức chúng Tăng.

Đương thử chi nhật, nhất thiết Thánh chúng, hoặc tại sơn gian thiền định, hoặc đắc tứ đạo quả, hoặc tại thọ hạ kinh hành, hoặc lục-thông tự tại giáo hóa Thanh Văn, Duyên Giác, hoặc thập địa Bồ-Tát đại nhân, quyền hiện Tỷ-kheo tại đại chúng trung, giai đồng nhất tâm thọ bát-hòa-la phạn. Cụ thanh-tịnh giới Thánh chúng chi đạo, kỳ đức uông dương.

Kỳ hữu cúng dường thử đẳng tự-tứ Tăng giả, hiện thế phụ mẫu, lục thân quyến thuộc, đắc xuất tam đồ chi khổ, ứng thời giải thoát y thực tự nhiên. Nhược phụ mẫu hiện tại giả, phước lạc bách niên, nhược thất thế phụ mẫu sanh Thiên, tự tại hóa sanh, nhập thiên hoa quang.

Thời, Phật sắc thập phương chúng Tăng, giai tiên vị thí chủ gia chú nguyện, nguyện thất thế phụ mẫu, hành thiền định ý, nhiên hậu thọ thực. Sơ thọ thực thời, tiên an tại Phật tiền, tháp tự trung Phật tiền, chúng tăng chú nguyện cánh tiện tự thọ thực”.

Thời Mục-Liên Tỳ-kheo cập đại Bồ-Tát chúng, giai đại hoan hỉ, Mục-Liên bi đề khấp thanh, thích nhiên trừ diệt.

Thời Mục-Liên mẫu, tức ư thị nhật, đắc thoát nhất kiếp ngạ quỉ chi khổ.

Mục-Liên phục bạch Phật ngôn: “Đệ tử sở sanh mẫu đắc mông Tam-Bảo công đức chi lực, chúng Tăng oai-thần chi lực cố; nhược vị lai thế, nhất thiết Phật đệ tử, diệc ưng phụng Vu-Lan bồn, cứu độ hiện tại phụ mẫu, nãi chí thất thế phụ mẫu khả vị nhĩ phủ?”

Phật ngôn: “Đại thiện khoái vấn! Ngã chánh dục thuyết, nhữ kim phục vấn.

Thiện nam tử! Nhược Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Quốc vương, Thái tử, Đại thần, Tể-tướng, Tam công, Bách quan, Vạn dân, Thứ nhân hành từ hiếu giả, giai ưng tiên vị sở sanh hiện tại phụ mẫu, quá khứ thất thế phụ mẫu, ư thất nguyệt thập ngũ nhật, Phật hoan hỉ nhật, Tăng tự-tứ nhật, dĩ bách vị phạn thực, an Vu-Lan bồn trung, thí thập phương tự-tứ Tăng.

Nguyện sử hiện tại phụ mẫu, thọ mạng bách niên vô bệnh, vô nhất thiết khổ não chi hoạn, nãi chí thất thế phụ mẫu ly ngạ quỉ khổ, sanh Nhân Thiên trung, phước lạc vô cực.

Thị Phật đệ tử tu hiếu thuận giả, ưng niệm niệm trung thường ức phụ mẫu, nãi chí thất thế phụ mẫu, niên niên thất nguyệt thập ngũ nhật, thường dĩ hiếu từ, ức sở sanh phụ mẫu, vị tác Vu-Lan bồn, thí Phật cập Tăng, dĩ báo phụ mẫu trưởng dưỡng từ ái chi ân, nhược nhất thiết Phật đệ tử ưng đương phụng trì thị pháp”.

Thời Mục-Liên Tỳ-Kheo, tứ bối đệ tử hoan hỉ phụng hành.

Nam mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ-tát (3 lần)

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News