Phật học

Bất hiếu tạo nghiệp gì? Tội bất hiếu đối với cha mẹ chịu quả báo nặng nề

Đức Phật đã dạy trong tất cả các đức hạnh của con người thì đạo Hiếu là hàng đầu. Vì vậy nếu bất hiếu với cha mẹ, con người sẽ chịu quả báo nặng nề.

bất hiếu với cha mẹ, lời phật dạy, luật nhân quả, bất hiếu tạo nghiệp gì? tội bất hiếu đối với cha mẹ chịu quả báo nặng nề

1. Câu chuyện về sự bất hiếu đáng suy ngẫm

Trích lại từ quyển Báo ứng hiện đời của Diệu Âm Lệ Hiếu:

Tại thôn X huyện Y thuộc tỉnh Cát Lâm, có một gia đình tám người trong một thời gian ngắn xảy ra bi kịch mà khắp “mười phố tám quê” ai cũng biết. Tuy đa số không hiểu Phật pháp là chi, nhưng ai cũng cho đây là báo ứng.

Hai vợ chồng trong gia đình này suốt bao năm dốc sức cấy cày nuôi dưỡng sáu người con gồm ba trai, ba gái, lo chu toàn trách nhiệm kẻ làm cha mẹ. Họ cưới dâu, xây nhà cho con trai ra riêng, sắm đủ của hồi môn để gả con gái. Thực hiện chu toàn những việc này không phải dễ, rất vất vả khó khăn, là điều hiển nhiên ai cũng thấy.

Người cha do lao lực quá độ mà bị bệnh nặng rồi qua đời. Trong thôn ai cũng thở dài cảm thán, nói ông mệnh khổ, nhưng bà vợ của ông mệnh càng khổ hơn. Vì chồng mất chưa đầy một tháng thì bà vợ bị xuất huyết não, dẫn đến bán thân bất toại phải nằm trên giường. Tuy bản thân có thể dùng tay trái để ăn cơm, song không thể đi vệ sinh hay tắm rửa, rất cần có người dìu đỡ chăm sóc.

Sáu đứa con gồm trai lẫn gái và sáu dâu rể, tổng cộng là 12 người, chưa tính đến cháu, đã đối đãi như thế nào đối với người mẹ cả đời gian khổ vì con này?

Mới đầu họ sắp xếp hai người một nhóm, luân phiên chăm sóc mẹ. Nhưng chẳng bao lâu, vợ chồng ba đứa con trai cảm thấy rất chán ngán, phiền mệt, nên trong nhà bắt đầu xảy ra chuyện. Do giữa các nàng dâu và mấy cô con gái bất hòa, thường nổ ra gây cãi ầm ĩ. Vì vậy, họ cấm không cho bên con gái đem cơm chăm sóc cho mẹ nữa.

Mới đầu, ba con trai còn cho mẹ ăn, uống chút đỉnh. Sau đó họ nghĩ: “Nếu ăn uống thì phải đi nhà xí”…nên ba cô con dâu bắt đầu giảm khẩu phần ăn cho mẹ chồng. Có khi cả ngày không cho bà dùng món chi cả. Do con gái và ba cô con dâu không thuận hòa, nên mười ngày nửa tháng, họ cũng hiếm khi đến thăm.

Có lần ba cô con gái đến thăm mẹ, phát hiện ra bà yếu đến mức không còn sức, ghé sát tai vào mới nghe giọng bà thều thào:

– “Mẹ đói….mẹ đói”….Thế là họ vội tìm chút gì đó cho mẹ ăn. Nào ngờ, ba nàng dâu thấy vậy nổi cơn thịnh nộ, chạy đến chỗ mẹ chồng đang nằm lớn tiếng quát lên:

– Bà mới dùng xong hai chén cháo, sao còn đòi ăn nữa? Có phải là muốn chết hay không? Bà nói vậy khiến con gái bà tưởng là chúng tôi bất hiếu đấy!

Nhờ ba cô con gái kiên trì, cuối cùng bà cũng được dùng một chút ít. Lúc cho mẹ ăn, ba cô gái thừa dịp chị dâu đi vắng, bèn luồn tay vào sờ thấy bụng mẹ hóp gầy, chứng tỏ lời ba chị là dối trá. Thế là hôm sau, ba cô gái đem đến cho mẹ sáu cái trứng gà, bà mẹ ăn ngấu nghiến, chốc lát đã hết sạch. Sau đó như được tăng lực, bà mách nhỏ với ba con gái:

– Các con không đến thì tụi nó một chút cơm nước cũng ít chịu cho mẹ dùng, chúng muốn để mẹ chết đói đó.

Mấy ngày sau ba cô gái lại mang đến cho mẹ thức ăn ngon để tẩm bổ. Con gái đang cho bà ăn thì bị ba anh trai nhìn thấy. Họ liền vào giật lại, ném xuống đất, dùng chân chà đạp lên thức ăn, phẫn nộ mắng em không được cho mẹ dùng, viện cớ là bệnh bà xuất huyết não không thể ăn được đồ bổ, dễ bị xuất huyết. Họ bảo:

– Các cô mà làm mẹ chết thì ai chịu trách nhiệm đây? Muốn lo cho mẹ thì hãy rước mẹ về mà lo, đừng có tới đây chăm ăn mà không chịu cưu mang.

Chuyện trong nhà họ chẳng mấy chốc lan ra cả thôn đều biết. Không bao lâu, nơi sân họ vọng ra tiếng khóc lóc kêu gọi mẹ thảm thiết. Sự nhẫn tâm bỏ mẹ đói khát khiến cho bà cụ xấu số, bất hạnh đã phải sớm lìa đời. Tiếng các con bà khóc than, kêu gào nghe vang trời động đất. Họ mặc áo tang đưa mẹ đi chôn, giấy tiền vàng mã được ném đầy lên không trung, bị cơn gió lạnh phẫn nộ thổi bay tứ tán.

Một tháng sau đó, cậu con trai cả bị nghẽn mạch máu não phải vào cấp cứu ở bệnh viện tỉnh. Tuy được cứu sống, nhưng trở thành liệt nửa người, tay chân bị co rút.

Cậu cả xuất viện được một tháng thì cậu hai và nàng dâu cả tiếp nối vào bệnh viện. Họ cũng bị y chang chứng nghẽn tắc mạch máu não. Được 12 ngày, hai người này vẫn còn chưa xuất viện thì cô con gái thứ hai cũng đồng chứng bệnh như trên, phải nhập viện gấp.

Cô gái thứ hai xuất viện được hai ngày thì nàng dâu thứ ba cũng vào viện. Không phải bị nghẽn mạch máu não, mà bị thủng bao tử. Cô này vẫn còn đang điều trị thì chàng rể thứ ba bị xe tông văng ra xa hơn hai mét. Lúc đưa đến bệnh viện tuy còn thở, nhưng toàn thân xương cốt đa phần đều bị gãy, xương gối trái thì bị nứt, gối phải dập nát, suốt mấy tháng liền không cử động được.

Tính ra, người mẹ chết chưa đầy một năm thì con trai, con gái, dâu, rể….đã liên tục nối đuôi nhau vào bệnh viện. Người nào khi ra viện cũng tốn hơn vạn tiền. Có người đã bình luận trường hợp của họ thế này: “Bệnh viện tỉnh đã được gia đình các nghịch tử này “nuôi tốt”, vì thu được bộn tiền”.

Trong thời gian đó, câu chuyện bất hiếu của họ được đồn vang khắp nơi, ai cũng biết. Chuyện của họ trở thành đầu đề cho mọi người bàn tán lúc làm việc hay nhàn rỗi.

Mặc dù địa phương đó rất ít người tin Phật, nhưng trong lúc luận đàm, ai cũng nhất trí nói rằng: “Đây chính là báo ứng cho những kẻ làm con mà bất hiếu!”.

Chuyện vẫn chưa hết, cậu cả dù bị bán thân bất toại, nhưng hôm nọ khi di chuyển qua đường, lại bị xe tông thêm một nạn nữa làm tổn thương não, thành ra người thực vật. Nghe nói đến nay vẫn còn nằm trong nhà.

Không bao lâu thì cậu hai bị viêm gan, bị cơn bệnh giày vò hơn một năm thì chết. Tiếp theo nàng dâu cả bị nghẽn máu não cũng lìa đời.

Láng giềng tôi kể: “Cháu trai, cháu gái nội ngoại đa số đều do một tay bà chăm sóc. Nhưng lúc bà bệnh nằm viện suốt thời gian dài, không đứa nào ngó tới, nghe mà chạnh lòng”. Chỉ mong các vị thiện tri thức dạy cho họ Phật pháp, để chuyển biến vận mệnh xấu về sau này. Nếu không, thiên lý trừng phạt công minh, kết cuộc bi thảm của hậu bối bà thật khó mà tưởng tượng nổi.

bất hiếu với cha mẹ, lời phật dạy, luật nhân quả, bất hiếu tạo nghiệp gì? tội bất hiếu đối với cha mẹ chịu quả báo nặng nề

2. Bất hiếu tạo nghiệp gì?

Nếu hiếu thảo được xem như đứng đầu trăm hạnh (Hiếu vi bách hạnh chi tiên) thì bất hiếu là một trọng tội (tội nặng). Đức Phật từng ví cha mẹ như hai vị Phật trong nhà là Phật Thích Ca và Phật Di Lặc.

Đức Phật từng ví cha mẹ như trời Phạm Thiên, như bậc Đạo sư ở đời. Đức Phật dạy mọi người phải biết ơn cha mẹ, hiếu kính cha mẹ, biết phụng dưỡng cha mẹ bằng điều lành và làm những gì tốt nhất, cần thiết nhất cho cha mẹ. Cụ thể là chăm sóc đời sống tinh thần, tâm linh của cha mẹ; hướng cha mẹ đến với điều thiện, điều lành và tránh xa điều xấu ác, bất thiện; giúp cha mẹ tạo nhân duyên lành mang lại an lạc, hạnh phúc cho đời này cùng đời sau.

Đối với những người ngược đãi cha mẹ sẽ chịu quả báo, phúc báo có gây dựng bao nhiêu cũng mất hết, kiếp này không chịu hết thì sang đến tận kiếp sau. Hiếu thảo và bất hiếu đều không nằm ngoài phạm vi nhân quả.

4 nguyên nhân tạo thành tiểu bất hiếu

Cha mẹ đối với con cái thường yêu thương vô điều kiện, và từ nhỏ đến lớn đứa con đã là người chuyên nhận còn bố mẹ là người chuyên cho, chỉ có đi mà không có lại. Chính từ đó là nguyên nhân dẫn tới ác nghiệp do vong ân với cha mẹ.

Kiêu ngạo

Vì quá yêu thương con nên cha mẹ thường có xu hướng quá nuông chiều khiến con cái thường làm tổn thương cha mẹ vì sự vô tâm của mình. Con không thường xuyên hỏi han tình hình cha mẹ, không cần biết bố mẹ suy nghĩ gì mà chỉ biết đòi hỏi nhiều hơn.

Vô tâm

Vì quen được bố mẹ quan tâm và không phải quan tâm ngược lại bao giờ nên dần dần đứa trẻ trở nên ngang bướng, thậm chí có những lời nói, hành vi không tuân theo những gì cha mẹ dạy bảo. Lâu dần, chúng dường như không xem sự tồn tại của bố mẹ là đáng lưu tâm, thích đi đâu làm gì cũng không phải xin phép, hỏi han.

Lêu lổng

Chỉ để thỏa mãn thú vui bản thân nên chỉ thích theo bạn bè đàn đúm, vui chơi, không thích cùng người thân gặp mặt, cũng không thăm nom, coi sóc ai một ngày, thậm chí bố mẹ ốm cũng mải chơi, không để ý, không hay biết.

Vong ơn

Bố mẹ có công sinh thành, giáo dưỡng, chúng ta là những đứa trẻ không tự nhiên mà lớn lên vì thế, sống phải có trước có sau. Đừng xem việc bố mẹ nuối nấng mình là việc đương nhiên, phải làm mà từ đó sinh ra tính xem thường. Chính thái độ xem thường đáng sinh thành đó là nguyên nhân dẫn tới ác nghiệp mà bạn sẽ phải chịu.

Tiểu bất hiếu lâu ngày tích thành đại bất hiếu.

3. Quả báo của tội bất hiếu đối với cha mẹ

Hiếu thảo là đạo đức to lớn thì bất hiếu là một tội nặng. Trong kinh Nhẫn nhục, Đức Phật dạy: “Điều lành cao tột chẳng gì bằng hiếu. Điều ác cùng cực chẳng gì bằng bất hiếu”.

“Cha mẹ là những thầy giáo đầu tiên trong cuộc đời của mỗi chúng ta, dạy chúng ta từ lúc tập bò, tập lẫy rồi sau đó cho đi học, đến trường với thầy cô bạn bè. Cha mẹ là người cho chúng ta cái thân này, chín tháng cưu mang, ba năm bú mớm, không có cha mẹ thì không có chúng ta, nên cha mẹ là người chúng ta phải yêu thương, kính trọng suốt đời”. Đó là những chia sẻ của Đại đức Thích Trúc Thái Minh khi giao lưu với hơn 800 học sinh của trường THPT Lưu Nhân Chú – Thái Nguyên vào ngày 29/10/2019.

Trong buổi chia sẻ với chủ đề “Nhân quả trong việc ứng xử với cha mẹ”, Đại đức đã trích dẫn những lời Đức Phật dạy trong kinh Nghiệp báo sai biệt về nhân quả của những hành vi, cử chỉ khi chúng ta đối với cha mẹ của mình. Qua đó giúp các em học sinh có thêm bài học về nhân quả của tội bất hiếu với cha mẹ qua cách ứng xử trong cuộc sống để từ đó các bạn biết yêu thương, quan tâm cha mẹ nhiều hơn.

Những bài học bổ ích về cách ứng xử với cha mẹ

Người hay não loạn, làm cha mẹ buồn khổ sẽ bị bệnh tật ốm yếu

Trong kinh Nghiệp báo sai biệt, Đức Phật dạy người hay làm não loạn cha mẹ, khiến cha mẹ sinh tâm lo buồn sẽ bị quả báo nhiều bệnh tật. Cha mẹ là người đã chịu bao vất vả cho chúng ta hình hài, thương yêu chúng ta vô bờ bến. Khi con đau ốm cha mẹ cũng đau đớn khôn xiết. Khi con bệnh thì cha mẹ mất ăn mất ngủ, chạy chỗ này ngóng chỗ kia để lo lắng, chăm sóc. Tình thương và sự hy sinh của cha mẹ là thế nhưng cũng không ít lần chúng ta làm cha mẹ phiền lòng, đau khổ vì sự vô tâm, ngỗ nghịch của mình.

Đại đức chia sẻ: “Thầy Thái Minh từ bé chưa từng làm cho cha mẹ sầu khổ, khi thấy mẹ buồn một việc gì là Thầy rất lo; có khi thấy mẹ khóc là Thầy khổ tâm lắm, không bao giờ muốn nhìn thấy mẹ rơi nước mắt khóc cả. Thấy cha mà buồn, mẹ mà sầu lo thì rất khổ tâm. Cho nên các con muốn được mạnh khỏe thì không được làm cho cha mẹ vì các con mà lo buồn sầu khổ nhé!”. Cha mẹ nào thương con cũng mong con mình lớn lên, trưởng thành, biết lo cho bản thân và gia đình; nhưng nếu chúng ta khôn lớn rồi mà vẫn làm cho cha mẹ phải lo lắng, đau khổ, suy tư sầu não mà sinh bệnh; nhân bất hiếu này sẽ khiến chính chúng ta phải chịu quả báo bị bệnh tật, ốm yếu.

Người không yêu kính cha mẹ là đang gieo nhân xấu xí

Ai cũng mong muốn được thân hình đẹp đẽ, nhưng nhiều người khi sinh ra không được may mắn, tướng mạo xấu xí, khiến ai nhìn vào cũng không muốn gần mình. Cũng có người lúc sinh ra được thân hình đẹp đẽ, nhưng đến tuổi trưởng thành dung nhan lại trở nên xấu xí. Trong kinh Đức Phật dạy, một trong những nhân duyên khiến chúng ta xấu xí là do không yêu kính cha mẹ. Người không yêu kính cha mẹ, hay cãi lại cha mẹ thì dần sẽ có quả báo xấu xí. Bởi cha mẹ là người sinh ra chúng ta, yêu thương chúng ta nhất mà không hiếu kính được thì tâm hồn của chúng ta u tối, không sáng được. Cổ nhân có câu: “tâm sinh tướng”, vậy nên người có tâm hồn u tối thì thần sắc không sáng sủa, không gây được thiện cảm, gần gũi với người khác.

Đại đức chia sẻ: “Như cái cây, nó có đẹp cũng nhờ ánh mặt trời. Một cái cây xanh tươi cần phải có ánh nắng, có đầy đủ chất dinh dưỡng. Nếu một cái cây không được ra nắng, thử xem nó có bạc màu, có héo, có chết hay không? Cũng như thế, cha mẹ là mặt trời, tuôn chảy tình yêu thương cho các con, mà các con bất kính với cha mẹ thì xem như cắt đứt nguồn yêu thương ấy, thì các con làm sao tốt đẹp được? Cha mẹ là mặt trời của các con, cho các con tình yêu thương, mà mình xem thường, hỗn láo với cha mẹ thì chắc chắn tương lai của các con sẽ không thể đẹp tốt được”.

Người có uy thế nhỏ có nhân vì đâu?

Trong cuộc sống, chúng ta gặp rất nhiều hạng người. Có người khi nói ra đều được tin kính, quý trọng; lại có những người khi nói ra khiến người khác luôn nghi ngờ, không có uy thế, không ai tôn trọng. Trong kinh Đức Phật dạy người nào không có tâm quý kính hầu hạ cha mẹ thì người ấy không có uy thế. Đối với cha mẹ, chúng ta chỉ cần biết giúp đỡ việc nhà, hay những cử chỉ ân cần hỏi han là cha mẹ cũng thấy vui và hạnh phúc lắm rồi. Bởi vậy nên Bác Hồ cũng đã từng dạy trẻ thơ rằng: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình”.

Qua đây, Đại đức cũng chỉ dạy các bạn học sinh rằng: “Các con về nhà phải biết nấu cơm, giặt giũ quần áo, giúp việc nhà cho cha mẹ. Buổi tối cha mẹ đau lưng thì đấm lưng cho mẹ, bóp vai cho bố thì đó chính là kính quý và hầu hạ cha mẹ. Ngày xưa, khi các con còn bé thì mẹ bế kèo kẽo trên tay, nhưng bây giờ các con lớn rồi lại ngại, xấu hổ không dám làm. Nhớ ơn công lao của cha mẹ là cái gốc, còn các con là cái ngọn. Các con chăm sóc cha mẹ chính là vun bồi cái gốc, nếu như quên mất gốc, quên mất ơn đức sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ thì chúng ta không tốt đẹp được. Cho nên từ hôm nay về nhà, các con hãy chăm sóc cha mẹ, thì cha mẹ cũng sẽ rất vui, hạnh phúc”.

Người có uy thế lớn, được mọi người kính trọng, tôn kính và giúp đỡ mới làm được việc lớn; ngược lại người không có uy tín, uy thế thì làm việc gì cũng khó khăn, không được mọi người nể trọng.

Người bất kính với cha mẹ sẽ phải sinh vào dòng họ thấp kém

Đất nước Ấn Độ từ thời Phật còn tại thế cho đến tận bây giờ, những dòng họ thuộc giai cấp Thủ-đà-la là giai cấp nô lệ thấp kém, những dòng họ thuộc giai cấp này thường không có địa vị và tiếng nói trong xã hội. Đức Phật dạy: “Người có dòng họ thấp kém là do không biết kính cha kính mẹ và không vâng theo lời dạy của cha mẹ”. Qua đây, Đại đức căn dặn các bạn: “Các con kiểm nghiệm lại bản thân mình, nếu mình sinh ra trong gia đình thấp kém, dòng họ không có danh giá thì mình biết rằng mình từng gieo nhân bất kính và cãi lại lời cha mẹ, thường hỗn hào, hỗn láo với cha mẹ”. Yêu kính, phụng dưỡng cha mẹ là quyền lợi mà không phải ai cũng có, nhiều người khi còn cha mẹ thì ít quan tâm, chăm sóc, nhưng tới khi cha mẹ mất rồi mới than sầu, khóc lóc. Sau khi nghe bài Pháp của Đại đức mong rằng các bạn sẽ phản chiếu lại những hành động khi xưa của mình để quay lại biết chăm sóc, hiếu dưỡng cha mẹ.

Người cắt giảm tài sản của cha mẹ sẽ bị quả báo ít tài sản

Chúng ta ai cũng muốn được giàu có, tài sản sung túc nhưng có nhiều người dù rất chăm chỉ, cần mẫn vẫn không thể có tài sản, ăn bữa nay lo bữa ngày mai. Trong kinh Đức Phật dạy một trong những nguyên nhân khiến cho mình bị ít tài sản là từng cắt giảm tài sản của cha mẹ. Bổn phận làm con, chúng ta cần ý thức rằng trách nhiệm của mình là phải nuôi dưỡng, đền đáp công ơn cha mẹ. Tài sản của cha mẹ, nếu cha mẹ cho thì được nhận, nhưng không được bòn rút, ép cha mẹ phải cho mình; một người con như vậy thì mới làm cho cha mẹ được an ổn, hạnh phúc.

Đại đức căn dặn các bạn: “Có những người từ lúc là sinh viên, đã biết đi làm thêm, gia sư, rửa bát kiếm thêm tiền để phụ cha mẹ tiền học, còn thừa lại gửi về cho cha mẹ nuôi em, thì người đó mai này sẽ có nhân duyên giàu có. Nên các em phải nhớ nếu các con ít tài sản, bị nghèo khổ là do nguyên nhân các con từng bất hiếu, bòn rút tài sản của cha mẹ”. Trong kinh Đức Phật cũng dạy, tài sản kiếm ra chúng ta phải trích một phần để lo báo hiếu, chăm sóc cho cha mẹ. Một người con hiếu thảo như vậy thì nhân quả tự nhiên giúp cho chúng ta được tăng trưởng phúc lành, trong đời này hoặc đời sau được tài sản sung túc.

4. Hai trọng tội nhận quả báo nặng: Bất hiếu và ăn cháo đá bát

Trọng tội thứ nhất: bấ‎t hiếu với cha mẹ

Phật dạy: trong muôn ngàn tộ‎i, bấ‎t hiếu là tộ‎i nặng nhất. Bấ‎t hiếu thứ nhất, tức không nghe theo giao dưỡng đúng đắn của cha mẹ. Vì vậy mà đán‎h mấ‎t chính mình, lâm vào ba đạo, vạn kiếp bấ‎t phục, làm những việc bấ‎t n hân bấ‎t nghĩa. Bấ‎t hiếu thứ hai là tiêu tá‎n tiền tài của cha mẹ vào những việc vô độ khiến trời đất khó dung. Bấ‎t hiếu thứ ba là sống dựa dẫm vào cha mẹ, không chịu tự lập, khiến cha mẹ dù tóc bạ‎c, lưng còng vẫn phải vất vả bươn chải, kiế‎m kế sin‎h nhai.

Cha mẹ là 2 vị Phật sống vĩ đại nhất trong cuộc đời mỗi người. Mẹ vất vả mang nặng 9 tháng 10 ngày, trải qua cơn đa‎u thập t‎ử nhất sin‎h để mang đến cho ta sự sống. Cha một nắng hai sương, ngày đêm lo nghĩ, hao tổn tâm lực để lo cho ta cơm ngon canh ngọt. Cha mẹ không ch‎ê con khó, nhưng con lại xấ‎u hổ khi cha mẹ nghèo. Như vậy, có ai oán lắm thay?

Xưa nay, người bấ‎t hiếu với cha mẹ, trời không dung, đất không tha. Cha mẹ, người h‎y sin‎h cho mình nhiều nhất mà còn làm chuyện bấ‎t nghĩa, làm sao có thể khiến người khác nể phục và có quyền được hưởng công danh?

Trọng tộ‎i thứ hai: ăn cháo đ‎á bát

Cố nhân dạy: Thầy là người cho mình con chữ, khai thông chí tuệ. Nếu buông lời bấ‎t kí‎nh sẽ rơi vào vạn kiếp bấ‎t phục. Tri kỷ là người đồng cam cộng khổ, bên cạnh và giúp đỡ những lúc suy vong. Nếu sau này hưng thịnh mà tỏ vẻ khinh bạ‎c, làm chuyện bấ‎t nghĩa, cả đời sẽ chịu cảnh cô độ‎c. Xưa nay, người ăn cháo đ‎á bát, có mới nới cũ đều không có được kết cục tốt đẹp.

Không biết trân trọng ơn nghĩa, lừ‎a thầy phản bạn sẽ phải chịu báo ứng nặng nề. Gieo Nhân nào, ắt gặt Quả ấy. Dù trố‎n chạy ra sao, cũng không thể nào thoát được. Đạo làm người, phải biết ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Dù không thể báo đáp, cũng đừng quên đi ân tìn‎h, bị lòng tham làm mờ mắt mà làm tổn hại tới người khác.

5. Làm người cần hiếu thảo với cha mẹ

Hiếu thảo với cha mẹ là biết vâng lời cha mẹ và làm cho cha mẹ được vui vẻ, tinh thần được an ổn; chứ không phải là nuôi dưỡng cha mẹ, cho cha mẹ áo quần đẹp để mặc, rồi cho là đã hết lòng hiếu thảo rồi! Không phải như vậy!

Thế nào là trọn vẹn chữ hiếu? Ðầu tiên mình phải biết nghe lời dạy dỗ của cha mẹ, không chống đối, không làm ngược lại lời cha mẹ. Phải hết sức cung kính nghe theo lời cha mẹ dạy; lúc đối đáp với cha mẹ thì phải hết sức “hòa nhan duyệt sắc,” nhỏ nhẹ, ngoan ngoãn. Cha mẹ sai bảo điều gì thì phải làm ngay, không được lười biếng hoặc tỏ thái độ không vui, không thích. Nếu mình có điều gì sai lầm, bị cha mẹ rầy la, thì phải hết sức vui vẻ mà tiếp nhận, không được có thái độ cứng đầu, không chịu lãnh hội lời chỉ bảo.

Trong thiên hạ, ai ai cũng muốn con cái trở nên người tốt nên mới dạy dỗ một cách nghiêm khắc. Trong Tam Tự Kinh có câu:

“Tử bất giáo phụ chi quá,
Giáo bất nghiêm sư chi đọa.”

Nghĩa là:

“Không dạy dỗ con cái là lỗi của cha,
Dạy mà không nghiêm khắc là lỗi của thầy.”

Người xưa cũng dạy rằng: Bổng hạ xuất hiếu tử! (Dưới lằn roi vọt mới đào tạo được người con hiếu thảo!)

Ðó là quan điểm thời xưa, hiện tại có nhiều chỗ không hợp thời; nhất là ở nước Mỹ này, người Tây phương chưa hề nghe qua. Bởi vì ở Mỹ người ta nói giáo dục là phải thân ái, không được đánh đập con cái, phải để cho con cái tự do phát triển! Nói tóm lại, nếu quá nghiêm khắc thì cũng không tốt, mà quá phóng túng, tùy tiện, thì cũng không tốt; mình phải giữ trung dung thì mới hợp lý.

Ông Tăng Sâm, một đệ tử của Ðức Khổng Tử, có nói rằng:

“Phụ mẫu tại bất viễn du, du tất hữu phương.”

Nghĩa là: “Khi cha mẹ còn thì mình không nên đi xa nếu đi thì phải có nơi có chỗ.” Ðại ý là cha mẹ còn sống thì con cái không nên tìm cách đi chỗ này chỗ nọ; nếu có chuyện gì cần thiết phải đi đến những nơi xa xôi, thì phải cho cha mẹ biết địa chỉ chính xác để cha mẹ khỏi lo nghĩ. Làm cho cha mẹ lo nghĩ là không hiếu thảo. Cho nên tục ngữ có câu: Nhi hành thiên lý mẫu đảm ưu. (Con đi ngàn dặm, ở nhà mẹ lo âu.) Ðó là hình dung lòng mẹ rất quan tâm đến con cái vậy.

Trích nguồn: Phatgiao.org.vn!

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News