Phật học

Chú Vãng sanh là gì? Ý nghĩa và lợi ích của việc trì chú Vãng sanh

Chú Vãng sanh là thần chú ngắn, chỉ gói gọn trong có 59 chữ nhưng lại có rất nhiều lợi ích và chúng ta có thể trì chú bất cứ lúc nào, không thể nào lười tụng chú chỉ vì lý do cuộc sống đang bận rộn.

chú vãng sanh tịnh độ, lời phật dạy, chú vãng sanh là gì? ý nghĩa và lợi ích của việc trì chú vãng sanh

1. Chú Vãng sanh là gì?

Chú Vãng sanh có tên gọi đầy đủ là “Bạt nhất thiết nghiệp chướng căn bản đắc sanh Tịnh độ Đà la ni”, còn gọi là “A Di Đà Phật Căn Bổn Bí Mật Thần Chú”, thông thường gọi là Vãng Sinh Chú.

Được lấy từ ”Vô Lượng Thọ Kinh” (Cầu Na Bạt Đà La đời nhà Tống dịch) cùng với “Phật thuyết A Di Đà Căn Bổn Bí Mật Thần Chú Kinh” (Tam Tạng Bồ Đề Lưu Chi dịch đời Ngụy Tấn).

– Bạt nhất thiết nghiệp chướng: Bạt nghĩa gốc là đánh tan đi, trong cụm này tạm hiểu là nhổ bỏ đi, gỡ bỏ ra. Tức là đọc chú có thể đánh tan đi tất cả những nghiệp chướng chúng ta vì vô minh mà tạo nên.

Chúng ta đang phải lưu chuyển trong tái sinh và luân hồi trong lục đạo là vì nghiệp chướng nặng nề do tham, sân, si mà ra cho dù là do lầm lỡ hoặc cố tình. Sau một thời gian, nghiệp chướng này sẽ trở thành hậu quả xấu và gây ra trở ngại xấu cho hiện tại cũng như tương lai. Những sai trái mà ta gây ra cứ thế mà từ từ tăng trưởng, hình thành sự thọ khổ của chúng sinh, tuần hoàn không dừng, không có thời gian chấm dứt.

Những chướng ngại gọi là quả báo ấy luôn khiến chúng ta phải khổ sở, không thể vui vẻ, không thể phát triển. Vì vậy, nói “bạt nhất thiết nghiệp chướng” nghĩa là khi đọc chú này sẽ giúp những chướng ngại này mất đi.

– Đắc sinh tịnh độ: Ở đây “đắc sinh tịnh độ” có thể hiểu theo hai nghĩa:

+ Nghĩa đầu tiên được hiểu là ngay lập tức, ngay bây giờ, tức là chúng ta trì chú khi vẫn ở còn ở cõi người, chưa lên vùng cực lạc nhưng vẫn có thể cảm nhận được sự nhẹ nhàng, an lạc trong tâm. Sự tịnh độ đó là tịnh độ được thực hiện ngay bây giờ.

+ Nghĩa thứ hai của đắc sinh tịnh độ là ta khi ta không còn sống ở cõi trần nữa ta sẽ được lên miền cực lạc.

– Đà La Ni là tiếng Phạn, dịch thành là thần chú, có nghĩa là “tổng trì”. “Tổng” là gom thâu tất cả pháp, “Trì” là vô lượng nghĩa. Có nghĩa là thần chú tuy chỉ có vài chữ, nhưng có thể bao gồm hết thảy ý nghĩa của Phật Pháp, cho nên Thần chú có công đức vô lượng.

Vì vậy, bất cứ khi nào, dù ta già hay đang trẻ, chúng ta nên trì tụng chú cũng có thể tịnh độ trong sự an tĩnh của lương tâm, phiền não không cho sinh khởi thì khi nhắm mắt xuôi tay, ta sẽ được tới miền cực lạc, tới thế giới của Đức Phật.

2. Nội dung thần chú Vãng sanh

Thần chú có lực rất mạnh, nên người Phật tử Việt nam hay thế giới đều tụng niệm thần chú vãng sanh; là người con Phật đều có niệm “Thần chú vãng sanh”.

Những năm còn ở tại gia đi học, vào buổi tối “Đi khóa lễ tụng kinh”, đến bài thần chú thì niệm 3 biến, có khi niệm đến 7 biến hay 21 biến, lúc bấy giờ niệm như vầy:

Vãng sanh quyết định chơn ngôn

Bạt nhứt thiết nghiệp chướng căn bổn đắc sanh tịnh độ Ðà ra ni

Nam mô A Di Ða bà đạ Ða tha dà đa dạ Ða điệt dạ tha A Di rị đô bà tỳ A Di rị đa tất đam bà tỳ A Di rịa đa tỳ ca lan đế A Di rị đa tỳ ca lan đa Dà di nị, dà dà na
Chỉ đa ca lệ ta bà ha

Câu cuối có niệm:

Nam mô A Di đà Phật

Tụng xong 21 biến, thân tâm nhẹ nhàng thư thái, không còn lo sợ cõi âm quấy nhiễu, sợ ma, vì họ đã siêu thoát theo lời cầu nguyện trong chú lực rồi.

Ðến ngày 30 tháng 7 năm Canh tý (1960) về non núi ở tu hành, thời công phu khuya, Ðức Tôn sư không cho tụng chú Thủ lăng nghiêm, bảo là các chú tiểu không đủ phước lực để tụng thần chú Thủ Lăng nghiêm, mà chỉ tụng kinh Phổ môn, Thập chú… đến khi nào có thọ giới pháp, khôn lớn làm Thầy, mang pháp y rồi mới tụng thần chú Thủ Lăng nghiêm. Nhưng ở non tu hành thì khổ hạnh lắm, công quả nhiều, ăn uống đơn giản, ăn ít, ít thực phẩm, không ăn hàng vặt.

Mỗi ngày tụng kinh thật nhiều: – 6 giờ sáng có cả 600 Tăng Ni, Phật tử lạy Phật 30 phút – 8 giờ khóa lễ Vu Lan – 12 giờ khóa lễ tụng kinh Ðịa Mẫu, 16 giờ khóa lễ công phu chiều – 18 giờ có cả 600 Tăng Ni, Phật tử lạy Phật 30 phút – 19 giờ khóa lễ Tịnh độ tối – 24 giờ khóa lễ tụng kinh Ðịa Mẫu…

Mới 14 tuổi mà phải theo người lớn tụng niệm như thế, ai tụng đúng đủ thì được khen, ai trốn tụng kinh lạy Phật thì bị phạt, Ðức tôn sư la rầy, đêm đến mà trốn tụng kinh thì vị Trưởng chúng cho đốt đèn măng-xông đi kiếm, cho nên nói việc tu ở núi là cầm chắc trong tay thuộc diện tu “Thiệt tình”, tu đúng, tu đủ, “Không ăn gian” với đàn việt, đàn na tín thí. Ngoài các giờ tụng niệm thì học Phật pháp, công quả vận thủy sài đầu, đi rừng hái măng, cưa củi, cưa cây làm chùa.

Làm chú tiểu trên núi tại Non bồng là đúng nghĩa, làm Sơn Tăng tại Tổ đình Linh Sơn Non bồng là có chất lượng; xuất thân từ “Ðạo tràng Tây phương Bồng đão là “Ăn chắc mặt dày”; người làm nông gọi là “Lúa chắc, không lép”; người tu Phật ở Tổ đình Linh Sơn là “Tu sĩ thật”, là “Thiền gia chân chánh”; “Liên hữu chánh tông”.

Ngoài các việc trên, ai siêng thì tụng niệm chú Ðại bi, chú vãng sanh, đóng đại hồng chung niệm Phật; lại còn thêm phát nguyện: “Nguyện tu bất thối chuyển”, ở non núi “Sống gởi nạc, thác gởi xương”, nguyện không rời khỏi non núi.

Thuở thiếu niên Tăng, Sư được quý Thầy lớn dẫn tụng khóa lễ Tịnh độ tối, lúc tụng đến Thần chú vãng sanh thì tụng như sau:

Vãng sanh quyết định chơn ngôn

Bạt nhứt thiết nghiệp chướng căn bổn đắc sanh tịnh độ Ðà ra ni

Nam mô A Di Ða bà đạ Ða tha dà đa dạ Ða điệt dạ tha A Di rị đô bà tỳ A Di rị đa tất đam bà tỳ A Di rịa đa tỳ ca lan đế A Di rị đa tỳ ca lan đa Dà di nị, dà dà na
Chỉ đa ca lệ ta bà ha

Câu cuối có niệm:

Nam mô A Di đà Phật

Khi còn ở non núi tụng Thập chú đến bài chú vãng sanh tụng như sau:

Vãng sanh Tịnh độ thần chú

Nam mô A Di Ða bà đạ Ða tha dà đa dạ Ða điệt dạ tha A Di rị đô bà tỳ A Di rị đa tất đam bà tỳ A Di rịa đa tỳ ca lan đế A Di rị đa tỳ ca lan đa Dà di nị, dà dà na
Chỉ đa ca lệ ta bà ha

Khi xuống núi tụng Thập chú đến bài chú vãng sanh tụng như sau:

Nam mô A Di Ða bà đạ Ða tha dà đa dạ Ða điệt dạ tha A Di rị đô bà tỳ A Di rị đa tất đam bà tỳ A Di rịa đa tỳ ca lan đế A Di rị đa tỳ ca lan đa Dà di nị, dà dà na
Chỉ đa ca lệ ta bà ha

Lúc xuống non, đi học ở Saigon ở tại Việt Nam Quốc Tự, chùa Trấn Quốc, chùa Thới Hòa, chùa Linh Sơn đi khóa lễ theo nhà thiền thì sau khi tụng kinh Bổ khuyết Bát nhã thì tụng thần chú vãng sanh như sau:

Vãng sanh Tịnh độ thần chú

Nam mô A Di Ða bà đạ Ða tha dà đa dạ Ða điệt dạ tha A Di rị đô bà tỳ A Di rị đa tất đam bà tỳ A Di rịa đa tỳ ca lan đế A Di rị đa tỳ ca lan đa Dà di nị, dà dà na
Chỉ đa ca lệ ta bà ha…

Tiếp:

Nam mô A di đa bà dạ…

Năm 1968 khi về Quan Âm Tu Viện, dù có nhập thất hay không, thì ngày nào Sư cũng tụng 100 chuổi tràng hạt “Thần chú vãng sanh”, tụng công cứ cho đến ngày hòa bình.

Khuyến tấn:

Ngày nay lớn tuổi làm Hòa thượng, vẫn tụng “Thần chú vãng sanh” nhưng thường xuyên khuyến giáo chư Tăng Ni, Phật tử niệm công cứ chú vãng sanh để hồi hướng cho cửu huyền thất tổ ông bà cha mẹ nhiều đời đã qua siêu sanh lạc quốc, cầu cho âm siêu dương thạnh. Nhất là khuyến tấn những gia đình trước có sử dụng bùa phép, Lục Xiêm, Lục Miên, Lục Lèo, bình sanh lúc chưa tu Phật hay sên bùa ngãi ám hại người khác, cho phép người làm ăn, người làm nghề lổ bang xây nhà cửa làm việc trấn ếm; hoặc sinh tiền hay làm việc trấn ếm các việc khác…nay khi phát nguyện tu Phật thì tụng “Thần chú vãng sanh” thật nhiều để hồi hướng cho âm binh chướng khí nhà cửa sáng sủa trở lại, hoặc tụng thần chú vãng sanh cầu cho nghiệp lực tiêu pha, nhẹ nhàng tâm thảm, làm cho thanh tịnh pháp giới, chuyển hóa âm khí lạnh lùng đơn độc trở nên ấm áp nhà cửa ruộng vườn, âm dương phân tiết điều hòa, tam nghiệp ba đời được thoát hóa luân hồi.

chú vãng sanh tịnh độ, lời phật dạy, chú vãng sanh là gì? ý nghĩa và lợi ích của việc trì chú vãng sanh

3. Ý nghĩa Vãng sinh Tịnh độ thần chú

Căn cứ vào tên của Đà la ni (chân ngôn hoặc thần chú) cho biết thần chú này có công năng phá trừ tất cả nghiệp chướng căn bản, để được vãng sinh về Cực lạc.

Theo kinh Niệm Phật Ba la mật, phẩm thứ 7 (HT.Thích Thiền Tâm dịch), Bồ tát Phổ Hiền vì thương xót chúng sinh đã nói Đà la ni này để trợ duyên được mau vãng sinh về Tịnh độ: “Lúc bấy giờ, Ngài Phổ Hiền Đại Bồ tát bạch Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Con nay vì thương tưởng chúng sinh nơi thời mạt pháp, khi ấy kiếp giảm thọ mạng ngắn ngủi, phước đức kém thiếu, loạn trược tăng nhiều, kẻ chân thật tu hành rất ít. Con sẽ ban cho người niệm Phật thần chú Đà la ni này để thủ hộ thân tâm, nhổ tận gốc rễ nghiệp chướng, trừ sạch phiền não, được mau chóng sinh về Cực lạc, gọi là Bạt nhất thiết nghiệp chướng căn bản đắc sinh Tịnh độ Đà la ni. Liền nói chú rằng: “Nam mô a di đa bà dạ, đa tha già đa dạ, đa điệt dạ tha, a di rị đô bà tỳ, a di rị đa tất đam bà tỳ, a di rị đa tỳ ca lan đế, a di rị đa tỳ ca lan đa, già di nị, già già na, chỉ đa ca lệ, ta bà ha”.

Người niệm Phật phải giữ giới, ăn chay, thân khẩu ý đều phải thanh tịnh. Ngày đêm sáu thời, mỗi thời tụng 21 biến. Như vậy, diệt được các tội tứ trọng, ngũ nghịch, thập ác và hủy báng Chánh pháp. Thường được Phật A Di Đà hiện trên đỉnh đầu. Hiện đời an ổn, phước lạc. Khi trút hơi thở cuối cùng được tùy nguyện vãng sinh. Trì tụng đến ba chục ngàn biến liền thấy Phật ngay trước mặt”.

Xưa nay, phần lớn những hành giả thường trì niệm thần chú Vãng sinh theo phiên âm tiếng Hán. Chúng ta có thể trì niệm theo nguyên văn tiếng Phạn (đã phiên âm) và tìm hiểu đôi chút về “ý nghĩa” của thần chú này.

– Namo Amitàbhàya

(Na-mô A-mi-ta-pha-gia)

Nam mô A di đa bà dạ

Quy mạng Vô Lượng Quang (A Di Đà)

– Tathàgatàya

(Ta-tha-ga-ta-gia)

Đa tha già đa dạ

Như Lai

– TadyathГ

(Ta-di-gia-tha)

Đa điệt dạ tha

Nên nói thần chú

– Amrto dbhave

(A-mờ-rật-tô đờ-pha-vê)

A di rị đô bà tỳ

Cam lộ hiện lên

– Amrta sambhave

(A-mờ-rật-ta sam-pha-vê)

A di rị đa tất đam bà tỳ

Cam lộ phát sinh

– Amrta vikrànte

(A-mờ-rật-ta vi-kờ-răm-tê)

A di rị đa tỳ ca lan đế

Cam lộ dũng mãnh

– Amrta vikrànta gamini

(A-mờ-rật-ta vi-kờ-răm-ta ga-mi-ni)

A di rị đa tỳ ca lan đa già di nị

Đạt đến Cam lộ dũng mãnh

– Gagana kìrtti kare

(Ga-ga-na kít-ti ka-rê)

Già già na, chỉ đa ca lệ

Rải đầy hư không

– SvГ hГ

(Sờ-va-ha)

Ta bà ha

Thành tựu cát tường.

Như vậy, Bồ tát Phổ Hiền trong pháp hội tại Linh Sơn đã vì chúng sinh đời mạt pháp về sau mà xin phép Thế Tôn tuyên thuyết thần chú Vãng sinh. Theo lời dạy của Bồ tát, nếu có người nào phát nguyện sinh về Cực lạc nhưng vì phước mỏng nghiệp dày, niệm Phật chưa đạt đến nhất tâm thì có thể nương nhờ công đức của thần chú Vãng sinh để được như nguyện. Hành giả thực hành trai giới, giữ ba nghiệp: thân, miệng, ý thanh tịnh; mỗi ngày trì niệm 6 thời, mỗi thời 21 biến thì chắc chắn tiêu trừ tất cả nghiệp chướng, cho dù là ngỗ nghịch hay thập ác tội chướng.

Thần chú Vãng sinh có tầm quan trọng như thế, nên người tu cần phải luôn trì niệm nhằm thú hướng đến chốn an lạc.

(Trích nguồn: Phatgiao.org.vn)

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News