Phật học

Có nợ không trả tự hóa vận hèn, phải hối hận hết kiếp này tới kiếp khác

Phật dạy trong cuộc đời này có 4 thứ không nên mắc nợ, đó là tiền bạc, là trách nhiệm, là ân tình và thời gian. Nợ mà không trả là tự gieo nghiệp nghèo hèn.

bài học cuộc sống, luật nhân quả, tâm linh bí ẩn, có nợ không trả tự hóa vận hèn, phải hối hận hết kiếp này tới kiếp khác

Về món nợ thứ nhất là tiền bạc. Theo lẽ tự nhiên, có vay thì có trả. Khi ta vay ai một món tiền nghĩa là ta đang nhận ở người đó một món nợ không chỉ đơn thuần là vật chất mà còn là ân nghĩa. Thế nhưng ở đời, nhiều người vay tiền không muốn trả dẫn đến gieo nghiệp nghèo. Có người “xù nợ”, có người trả nợ nhưng lại mang niềm oán giận người cho vay. Theo lý lẽ nhà Phật thì đây chính là việc họ đang tự gieo nghiệp nghèo hèn cho mình.

Tiến làm nghề kinh doanh bất động sản ở Hà Nội vốn xuất thân là một người khá giả. Anh được thừa hưởng khối tài sản lớn của bố mẹ để lại nên bắt đầu lập nghiệp kinh doanh bất động sản một cách thuận lợi. Thế nhưng chỉ sau 10 năm lấy vợ và làm người giàu có, sự nghiệp của Tiến càng ngày càng xuống dốc. Bao nhiêu đất đai mà Tiến tậu được cuối cùng phải bán hết vì nợ nần.

Chẳng là trong quá trình làm ăn, Tiến thường vay rất nhiều người, cả ngân hàng cũng như anh em bạn bè và bất cứ ai mà Tiến gặp. Tiến ở nhà biệt thự, đi xe sang nhưng lạ là khi có cơ hội vay được tiền của ai là Tiến vay. Lúc vay, Tiến đều hứa là 1 tháng hoặc 2 tháng sau sẽ trả. Nhưng đến ngày hẹn trả, Tiến viện đủ lý do để khất nợ.

Khi đòi quá thì Tiến sẽ tránh mặt, không trả lời điện thoại, thậm chí còn dùng kế “cả vú lấp miệng em” rằng “đừng có mà dồn tôi đến chân tường” hoặc dùng kế hoãn binh: “Yên tâm đi, một tuần sau tôi trả không thiếu một đồng. Anh em với nhau, vay mấy đồng bạc mà cứ làm như là chết đến nơi”… Thế nhưng đến một tuần sau đó, Tiến lại lờ đi như chưa bao giờ có chuyện vay mượn xảy ra…

Hầu hết những người cho Tiến vay tiền đều đã có mối quan hệ rất thân tình, tốt đẹp với anh. Nhiều người vì cho Tiến vay tiền mà mất thời gian đi hỏi nợ, mất cả ăn cả ngủ vì ức chế, vợ chồng mất hòa thuận vì trách móc lẫn nhau khi cho Tiến vay tiền.

Tiến cũng từng kiếm được bộn tiền nhờ buôn bán bất động sản. Thế nhưng trong khoảng 5 năm trở lại đây, Tiến không làm ăn gì được với nghề này. Bao nhiêu đất của Tiến đều bị các chủ nợ “thu hồi”. Đến ngôi nhà vợ chồng Tiến ở cũng bị ngân hàng xiết nợ. Hiện, Tiến đang phải ra phụ vợ bán hàng ăn để kiếm sống hàng ngày.

Thượng tọa Thích Chân Quang, trong bài pháp âm Nhân quả Giàu – Nghèo, giải thích về vấn đề nhân quả giàu nghèo trong bài pháp âm nhân quả giàu nghèo như sau: Giàu là do siêng năng giúp đỡ, bố thí người khác. Nghèo là do hà tiện, bủn xỉn, ích kỷ, không chịu bố thí.

Theo lời giải thích này thì hành vi “vay tiền không trả”, hoặc “vay tiền không muốn trả” là một biểu hiện của tâm ích kỷ, tráo trở. Chiếu theo luật nhân quả trong đạo Phật thì hành vi đó chính là cách gieo nghiệp nghèo hèn cho mình. Nhanh thì cho đời này, muộn thì cho những đời sau.

Không chỉ gieo nghiệp nghèo vì tâm ích kỷ mà còn gieo cả nghiệp gian truân trong đời vì tâm tráo trở như đã phân tích ở trên.

Dân gian có câu nói truyền miệng rất hay đó là “tiền bạc phân minh, ái tình dứt khoát”. Câu này có ý nghĩa là dù yêu quý nhau đến cỡ nào thì vẫn nên minh bạch trong vấn đề tiền bạc. Tiền bạc là mồ hôi, là công sức lao động của mỗi người. Nếu vì yêu quý nhau, thân thiết nhau mà lợi dụng tiền bạc của nhau thì đến một ngày tình cảm cũng sẽ sứt mẻ.

Ngay cả anh em ruột thịt thì vẫn cần phải rõ ràng về vấn đề tế nhị này. Khoản nào vay thì rõ là vay và cần phải trả với tấm lòng biết ơn. Khoản nào cho, biếu hay tặng thì người cho không nên đòi người nhận một ngày nào đó trả ơn mà hãy vô tư theo cách “cho đi hạnh phúc chính là mang lại hạnh phúc cho mình”.

Nhưng đó là phía người cho. Còn phía người nhận thì bắt buộc không bao giờ được quên ân tình đó. Bởi món nợ đó không đơn thuần là nợ vật chất mà còn là nợ cả ân tình và nếu không trả sẽ gieo nghiệp nghèo.

bài học cuộc sống, luật nhân quả, tâm linh bí ẩn, có nợ không trả tự hóa vận hèn, phải hối hận hết kiếp này tới kiếp khác

Làm trâu trả nợ vì có nợ mà không chịu trả

Ngày xưa, ở nước Kế Tân có hai anh em trai, người anh xuất gia tu hành, chứng đắc quả vị La Hán, còn người em ở nhà gây dựng sự nghiệp kinh doanh, người anh thường xuyên đến khích lệ dạy bảo người em, phải thực hành theo điều Phật dạy bảo, thường xuyên tu thiện tích phúc. Nếu mà có thể tu thiện thì không chỉ bây giờ có lợi ích, mà đến khi kết thúc sinh mệnh, cũng sẽ được đầu thai đến nơi tốt.

Người em luôn luôn trả lời: “Anh à, anh bây giờ xuất gia rồi, đừng xen vào những việc thế tục này nữa, em còn phải chăm sóc vợ, ruộng đất, tài sản, tiền bạc cần phải có. Em có nhiều việc phải xử lý như thế, anh đừng lãng phí lời nói, lãng phí thời gian nữa!”.

Về sau người em sinh bệnh mà chết, đầu thai thành súc vật, biến thành một con trâu, hàng ngày đều phải chở muối vào nội thành cho chủ. Người anh tu hành từ trong nội thành đi ra gặp phải, liền giảng giải, con trâu này nghe xong đau khổ bi thương mà khóc không dừng.

Chủ nhân của con trâu liền hỏi người anh kia: “Anh rốt cuộc nói cái gì mà khiến con trâu của tôi buồn phiền khổ sở như thế”.

Người anh trai trả lời: “Con trâu này kiếp trước là em trai của tôi, trước đây vì thiếu nợ ông một đồng tiền muối ăn, cho nên phải đầu thai thành trâu, giúp ông làm việc để hoàn trả nợ nần”.

Bài học răn dạy chúng ta rằng đừng có nợ mà không chịu trả dù chỉ một đồng, một cắc nhỏ. Trong “Tam thế nhân quả văn” có viết: “Vì sao kiếp này làm trâu ngựa, bởi vì kiếp trước nợ tiền không trả hết nợ”. Thiếu nợ một đồng tiền muối mà phải trả một cái giá đắt như thế, huống chi thiếu người khác mấy trăm đồng, mấy ngàn đồng, mấy vạn, mấy chục vạn mà không trả?

Tiền chúng ta mắc nợ cũng sinh ra lãi giống như tiền tiết kiệm trong ngân hàng vậy, vì thế, cữ mỗi ngày, mỗi tháng qua đi mà ta không trả thì mỗi ngày tiền lãi sẽ tăng lên.

Có nợ có vay thì nhất định phải trả

Vạn sự vạn vật xảy ra trong đời người đều có nguyên do. Những ân ân oán oán giữa con người không tự dưng mất đi, nếu trong kiếp này nhận ra sai lầm sớm sám hối và sửa đổi thì tội lỗi sẽ vơi đi ít nhiều, nếu không những món nợ dù là ân tình hay tiền bạc sẽ được “thanh toán” ở kiếp sau. Vì thế nên nhận thức được rằng nếu không được sớm “thanh toán” thì tội nghiệp phải hoàn trả sẽ ngày càng nặng hơn.

Tiêu biểu là có nợ mà không chịu trả hoặc vay tiền không muốn trả là một biểu hiện của tâm ích kỷ, tráo trở. Nhiều người lo vun vén làm giàu bằng cách nợ hết người này tới người khác nhưng trong khi đó vẫn dùng tiền đi du lịch, mua sắm những món đồ xa xỉ và không muốn trả cho chủ nợ. Họ đâu biết rằng đó là cách làm giàu không bền vững, đó là chưa kể tới việc nếu chiếu theo Luật nhân quả trong đạo Phật thì hành vi đó chính là cách gieo nghiệp nghèo hèn cho mình.

Nhận thức được điều đó, khi ta có một khoản vay của ai đó thì ngay lập tức ta nên tìm cách trả càng sớm càng tốt. Vì thực tế, khi ta có chút tiền trong tay đã vội vàng mua sắm, thỏa mãn sở thích cá nhân trong chốc lát khi mà nợ nần vẫn còn đó thì chúng ta mãi không trả được nợ. Thử nghĩ xem, chưa nói đến kiếp sau, hiện tại cho dù ta ăn uống dành dụm một chút nhưng nợ đã được trả xong thì trong lòng ta cũng sẽ nhẹ nhõm, an yên, không lo sợ việc chủ nợ dọa nạt, đòi tiền…

Vì thế luôn phải tâm niệm rằng có vay thì có trả vì dù ta nợ số tiền rất nhỏ nhưng tính lãi theo thời gian nó là món nợ lớn, đợi đến kiếp sau mới có cơ hội trả thì cũng đã quá muộn khi chút tiền đã trở thành món nợ khổng lồ. Thế mới nói, có những người làm thân trâu ngựa trả hết kiếp này tới kiếp khác mới đủ cho chủ nợ.

TH!

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News