Phật học

Địa ngục là gì, ở đâu, có thật không? Ai sẽ phải đọa vào địa ngục?

Địa ngục là một trong 6 cảnh giời ở cõi Dục mà con người sau khi chết sẽ thác sinh vào; còn vào cõi nào là tùy theo nghiệp đã tạo của người ấy khi còn sống.

địa ngục có thật không, địa ngục là gì, địa ngục ở đâu, tâm linh bí ẩn, địa ngục là gì, ở đâu, có thật không? ai sẽ phải đọa vào địa ngục?

1. Địa ngục là gì, ở đâu, có thật không?

Trước hết cần khẳng định, Địa ngục sau khi chết luôn là cõi dữ mà đạo Phật và các tôn giáo khác đều đề cập tới trong các giáo lý của mình. Và mỗi tôn giáo cũng nói về địa ngục theo cách riêng của tôn giáo đó. Ngay cả những người không tín ngưỡng một tôn giáo nào cũng luôn bị ám ảnh phải… đọa địa ngục, sau khi chết! Như vậy Địa ngục quả là đáng sợ. Vậy địa ngục có hay không?

Trả lời câu hỏi này thật không dễ, bởi là người phàm nên không ai có thể thấy được địa ngục sau khi chết cả – chỉ trừ đức Phật và các vị Thánh La Hán. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn có được cái “thấy” bằng trí, bằng tuệ quán, căn cứ và Kinh điển Phật giáo.

Ta thấy, cả Phật giáo Nam tông và Bắc tông đều ghi nhận là có địa ngục sau khi người ta qua đời, và Địa ngục chỉ là một trong sáu cảnh giới ở cõi dục mà con người sẽ thác sinh vào.

Kinh Trường A hàm còn nói rõ vị trí Địa ngục nằm giữa núi Đại Kim cương thứ nhất và núi Đại Kim cương thứ hai, xung quanh là biển lớn bao bọc.

Luận lập thế A Tỳ Đàm chỉ rõ địa ngục ở ngoài núi Thiết Vĩ, đại địa ngục thì ở phía Nam thiệm Bộ châu. Luận Đại tỳ bà sa nêu rõ, có Cô địa ngục và Biên địa ngục nằm ở khắp nơi, trong bài thơ Khai hồng chung của Hòa thượng Thích Trí Quảng có nói đến “Địa ngục A tỳ thăm thẳm sâu”… Và những chúng sinh trong địa ngục đều có hình tướng xấu xí, kỳ dị, tâm thức luôn bị đau khổ bởi sự hành hạ, luôn đói khát và sợ hãi.

Kinh Vu Lan kể về bà Thanh Đề, mẹ Đại thánh Mục Kiền Liên đọa địa ngục do thời quá khứ vì sự sân hận mà phát lời nguyền tà ác, lại có hành vi phá hoại sự thanh tịnh của tăng chúng – trong địa ngục, khi bưng bát cơm ăn thì “cơm chưa vào miệng đã hóa than hồng” (Kinh Vu Lan). Rồi khi quả Địa ngục của bà Thanh Đề đã trả xong, do thời quá khứ lại từng cúng dường Chư tăng lon gạo nên bà liền được thác sinh vào cõi Trời.

Con người ta sau khi chết cứ phải Thọ sinh qua 6 cảnh giới như vậy, nên gọi là Lục đạo luân hồi. Ấy là sự thật của nhân quả nghiệp báo, là nét đặc sắc về giáo lý Nghiệp chỉ có ở đạo Phật – là tích cực, công bằng, khoa học bởi nó tôn vinh trách nhiệm và giá trị tự thân con người; thúc đẩy sự hướng thiện, sống đạo đức, theo lẽ phải.

Con người có thể khôn ngoan trốn tránh sự kết tội của pháp luật nhưng không thể chạy trốn sự trừng phạt của nghiệp báo nhân quả. Vì thế địa ngục là một cảnh giới, một cõi sống cụ thể, không phải là biểu tượng hay ẩn dụ.

Đức Phật khi thuyết minh về cảnh giới luôn bao gồm “Lý” và “Sự” rất rõ ràng, như đứng trên lập trường Duyên khởi thì, địa ngục hay vạn pháp đều không thật có, là không (vì nó duyên sinh, vô ngã); hay qua lăng kính “Tam giới duy tâm” thì Cực lạc hay địa ngục là tùy theo trạng thái tâm mình hạnh phúc hay đau khổ – nhưng điều ấy chỉ đúng về mặt “Lý”, trong quan niệm về cảnh giới mà thôi. Nếu thiên về “Lý” mà bỏ quên “Sự” sẽ dẫn đến những ngộ nhận đáng tiếc, nhất là sự (tức những việc làm, hành động cụ thể) phá kiến, không tin nhân quả, phủ nhận tội phước…

Do vậy, nếu thành tựu tuệ giác Bát Nhã như Phật hoặc các Thánh Tăng, La Hán thì vạn pháp đều không; còn đối với chúng sinh, phàm nhân do nghiệp lực nặng nề, vô minh che lấp thì vạn pháp đều có mà địa ngục là một cõi sống cụ thể.

2. Ai sẽ phải đọa vào địa ngục?

Địa ngục là một trong 6 cảnh giời ở cõi Dục mà con người sau khi chết sẽ thác sinh vào; còn vào cõi nào là tùy theo nghiệp đã tạo của người ấy khi còn sống. Sáu cảnh giới đó là: Trời – Atula – Người – Súc sinh – Ngạ quỷ và Địa ngục mà địa ngục là cảnh giới tồi tệ nhất trong 6 cảnh giới. Vì thế, sau khi chết phải “đọa địa ngục” thì không gì sợ hơn.

Sự kiến giải, ai sẽ phải đọa địa ngục sau khi chết dưới đây hẳn còn cạn hẹp nhưng căn bản đều được y cứ vào cái nhìn chính kiến trong kho tàng giáo lý nhà Phật.

Như ta biết, khi sự sống của con người chấm dứt thì việc có hay không phải đọa vào địa ngục mới xảy ra. Trong khoảng thời gian đã chết và thời gian chưa tái sinh vào một trong 6 cảnh giới nào ở cõi Dục, trải qua 49 ngày người chết có một cái “thân” mới gọi là Thân trung ấm, ngoại trừ các nhà tu hành đắc đạo hay có tâm thuần thiện thì tái sinh liền lên cõi Trời hoặc về Tịnh độ của Chư Phật. Những người cực ác cũng vậy: vừa tắc thở thì họ đọa ngay vào 3 đường ác: Súc sinh – Ngạ quỷ hay Địa ngục, không trải qua Thân trung ấm.

Có thuyết lại cho rằng hết thảy đều phải qua – chỉ khác là thời gian ngắn hay dài khi thọ Thân trung ấm. Theo tuvingaynay.com cho rằng thuyết này có tính thuyết phục hơn. Thân trung ấm còn có tên gọi khác như: Thần thức, Hương ấm, A lại da tàng thức và cũng thường được gọi là Linh hồn nữa.

Thân trung ấm hay Linh hồn là trạng thái vi tế, khó thấy… mặc dù không có mắt, tai, mũi… như thân tứ đại lúc còn sống nhưng nó vẫn có khả năng thấy, nghe, hay biết, đi lại… dẫu đó chỉ là nghiệp thức biến hiện mà thôi. Và Thân trung ấm hay linh hồn cũng sẽ đi thọ sinh (đầu thai) vào loài nào trong 6 cảnh giới là tùy theo nghiệp lực mà họ đã tạo lúc còn sống.

Địa ngục không từ đâu tới, mà từ nghiệp tội hay phước của mỗi con người, sinh ra; và cũng không có một “đấng tối cao” nào đẩy con người đọa địa ngục cả. Còn việc “ai” sẽ phải đọa địa ngục hẳn cũng sẽ rất công bằng!

địa ngục có thật không, địa ngục là gì, địa ngục ở đâu, tâm linh bí ẩn, địa ngục là gì, ở đâu, có thật không? ai sẽ phải đọa vào địa ngục?

3. Địa Ngục – cảnh giới đầy đau khổ

Địa có nghĩa là đất, ngục có nghĩa là nơi giam giữ tội nhân – những người tạo nhiều ác nghiệp trong lúc làm thân người. Trong kinh viết, địa ngục là cảnh giới đau khổ nhất. Ở đó, không có một niềm vui nhỏ nhoi nào, cho dù chỉ kéo dài bằng khoảnh khắc của một sát na. Nơi địa ngục, chỉ có những tội nhân với nghiệp quả nặng nề thọ khổ, chỉ có những quỷ dữ ngày đêm hành hạ, chỉ có những dụng cụ tra hình, chỉ có đồng sôi, hầm lửa, vạc dầu… ngày đêm thiêu đốt thảm khốc vô cùng.

Kinh Địa Tạng, phẩm 5: “Danh xưng địa ngục” có liệt kê những tên gọi và những cực hình nơi chốn địa ngục như sau:

“… phía đông Diêm Phù có dãy núi tên Thiết Vi. Giữa dãy núi ấy đen tối thăm thẳm, không có ánh sáng của mặt trời mặt trăng, có địa ngục lớn nhất tên Cực Vô Gián, cũng còn gọi là Đại A Tỳ, có địa ngục tên bốn góc, có địa ngục tên dao bay, có địa ngục tên tên lửa, có địa ngục tên núi ép, có địa ngục tên phóng giáo, có địa ngục tên xe sắt, có địa ngục tên giường sắt, có địa ngục tên trâu sắt, có địa ngục tên áo sắt, có địa ngục tên ngàn mũi nhọn, có địa ngục tên lừa sắt, có địa ngục tên nước đồng sôi, có địa ngục tên ôm cột đồng, có địa ngục tên lửa tuôn, có địa ngục tên cày lưỡi, có địa ngục tên chặt đầu, có địa ngục tên đốt chân, có địa ngục tên ăn mắt, có địa ngục tên viên sắt, có địa ngục tên cãi cọ, có địa ngục tên rìu sắt, có địa ngục tên giận nhiều…”

“…cực hình nơi địa ngục như thế này. Có chỗ kéo lưỡi tội nhân cho trâu cày. Có chỗ moi tim tội nhân cho dạ xoa ăn. Có chỗ đun vạc dầu sôi cuồn cuộn mà nấu thân tội nhân. Có chỗ nung đỏ cột đồng mà bắt tội nhân ôm lấy. Có chỗ phun lửa táp vào tội nhân. Có chỗ toàn là băng lạnh. Có chỗ tràn đầy phẫn giải. Có chỗ phóng toàn viên sắt có cạnh sắc gai nhọn. Có chỗ đâm toàn giáo lửa. Có chỗ chỉ đánh lưng bụng. Có chỗ chỉ đốt tay chân. Có chỗ rắn sắt cắn. Có chỗ toàn là bắt cỡi lừa sắt…”

Tuy nhiên, chúng ta cần có một cái nhìn thật chuẩn xác và thiết thực, đúng đắn đối với hai chữ địa ngục vừa nêu.

Địa Ngục tiếng Hán dịch là vô lạc, khả yếm, khổ khí, khổ cụ, hữu và vô. Sáu nghĩa trên mang nội hàm như sau: vô lạc – không có niềm vui, khả yếm – chỉ cảm thấy đau khổ, khổ khí – không khí làm người ta cảm thấy đau khổ, khổ cụ – dụng cụ tạo nên đau khổ, hữu là có, vô là không. Điều này có nghĩa đen, địa ngục là nơi không có niềm vui, chỉ toàn là đau khổ, là nơi chứa đựng nhiều cực hình và nhiều dụng cụ tra khảo. Tuy nhiên bên cạnh đó, chúng ta cần nhìn nhận một khía cạnh nghĩa khác mang phổ quát hơn, rộng lơn hơn.

Bất kỳ nơi nào có một trong sáu yếu tố trên thì đó chính là nơi địa ngục xuất hiện. Và sự xuất hiện của một yếu tố sẽ kéo theo sự xuất hiện của năm yếu tố còn lại. Nơi nào chúng ta cảm nhận đau khổ thì nơi đó không có niềm vui (hoặc chúng ta không thể cảm nhận được niềm vui cho dù niềm vui vẫn đang hiện diện). Nơi đó sẽ có không khí đau khổ với những con người và những dụng cụ là nguyên nhân gây ra nỗi khổ niềm đau cho chúng ta. Mà nguyên nhân chính gây ra những nỗi khổ niềm đau trên đều xuất phát từ việc chấp có hoặc chấp không ở mỗi người.

Chúng ta thật dễ dàng để cảm nhận địa ngục mà không cần phải sau cái chết diễn ra. Chỉ cần chúng ta có dịp đi đến các bảo tàng chứng tích chiến tranh, những nhà tù, nơi trưng bày những dụng cụ tra tấn đã được sử dụng vào những ngày tháng chiến tranh xảy ra ở bất cứ nơi nào trên Thế giới. Chúng ta sẽ thấy địa ngục hiện diện thật rõ ràng và mang đầy đủ ý nghĩa của sáu yếu tố vừa nêu.

Song song bên cạnh đó, cũng thật dễ dàng để thấy được cảnh giới địa ngục hiện diện ngay ở xung quanh ta. Nếu như đối diện với một cảnh tượng hai bên đang to tiếng, tranh cãi hoặc thậm chí là ẩu đã với nhau thì địa ngục lập tức được xây dựng tại nơi đó và trong khoảng thời gian đó. Chính vì một bên chấp có và một bên chấp không là nguyên nhân gây ra địa ngục. Không khí căng thẳng, những vật dụng luôn luôn trong tình thế chuẩn bị gây tổn thương cho đối phương. Không chỉ là những dụng cụ vô tri mà lời nói, suy nghĩ và hành động đều trong trạng thái sẵn sàng gây ra nỗi khổ niềm đau cho phía còn lại. Khi những yếu tố đó hiện diện thì lập tức những đối tượng đang ở trong cảnh giới địa ngục sẽ chỉ cảm nhận được toàn khổ đau mà không có được một niềm vui nhỏ bé nào cả.

Khi có cách nhìn và thái độ đúng đắn về địa ngục chúng ta sẽ thấy địa ngục không phải là một cảnh giới nằm ở đằng sau của cái chết mà địa ngục luôn hiện diện trong đời sống nếu như chúng ta sống không có chất lượng và không bằng chất liệu của sự tỉnh thức. Nếu chúng ta nhìn nhận địa ngục qua sáu yếu tố vừa nêu, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy được những sự thật rất ý nghĩa luôn luôn tồn trại trong cuộc sống nhưng vì thiếu chánh niệm nên chúng ta không nhận thức được.

Ví dụ như người giàu, nếu nhờ vào phước báu của những hành động thiện ở quá khứ, người nọ được giàu sang tột bậc. Thay vì tiếp tục sử dụng điều kiện thuận lợi là thế mạnh về tài chính để tiếp tục gieo trồng các hạt giống thiện, thì người này lại để lòng tham lấn át và chiếm hữu lấy hết toàn bộ tâm trí của họ khiến họ lao vào vòng xoáy của cuộc chạy đua về vật chất mà cái đích đến là vô hạn của sự mong cầu. Chính lúc này họ đã vào địa ngục.

Với nhiều người, hình ảnh của một đại gia giàu sang với khối tài sản kếch xù là một ước mơ và là một mục đích sống cả đời. Nhưng thực tế, ước mơ này chưa hẳn đã hoàn toàn hạnh phúc. Họ phải sống trong khoảng thời gian bận rộn chạy đua theo sức mạnh của đồng tiền. Khi đó, niềm vui thì ít mà nỗi đau khổ thì nhiều. Và cho dù họ có được niềm vui thì niềm vui đó cũng chỉ là niềm vui tạm bợ, giả tạm; một niềm vui vị ngọt rất ít và vị đắng thì lại rất nhiều. Bao lấy và vây kín họ là sự ngột ngạt, áp lực và khó chịu trong tâm trí bởi những dự án, kế hoạch và những con số. Lúc này, tiền và những khối tài sản khổng lồ kia lại chính là khổ cụ đối với những doanh nhân thành đạt nói trên.

Việc hiểu địa ngục có hay không trong bài viết này không nhằm thỏa mãn trí tò mò vốn có ở mỗi con người, cũng không có ý bịa đặt để răn đe những việc ác của con người ở thế gian – mà hơn thế, việc hiểu địa ngục là có thật thông qua “Phật nói lời Kinh là lời chân thật” để từ đó xây dựng cho mình một đời sống hiểu biết, tôn trọng sự thật với hai phẩm chất căn bản là từ bi và trí tuệ. Rồi ngay từ hôm nay, sống xứng đáng như một vị Phật đương lai (Phật sẽ thành) mà đức Từ phụ – Phật Thích Ca Mâu Ni từng gửi gắm niềm khích lệ trong lời tuyên thị của Ngài ngay sau khi thành Đạo nơi cội bồ đề, cách đây hơn 25 thế kỷ.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News