Phật học

Hãy tha thứ cho người làm tổn thương bạn bởi đó là người tới để độ bạn

Giáo lý của Đức Phật dạy rằng, hãy tha thứ cho người làm tổn thương bạn bởi người khiến bạn đau khổ lại chính là người mang phước lành đến cho bạn.

lời phật dạy, hãy tha thứ cho người làm tổn thương bạn bởi đó là người tới để độ bạn

1. Những người bạn gặp đều đã được số mệnh an bài

Lời Phật dạy rằng, không ai là vô duyên vô cớ xuất hiện trong cuộc đời của bạn cả, sự xuất hiện của mỗi người đều có nguyên do, đều đáng được cảm kích. Trên thế gian này, bạn gặp gỡ ai, quen biết ai, bỏ lỡ ai. Tất cả đều đã được sắp đặt.

Trong kinh Pháp Hoa đức Phật có dạy: “Chư pháp nhân duyên sanh, chư pháp nhân duyên diệt”. Nghĩa là: các pháp được sanh ra từ duyên, cũng tùy duyên mà bị hoại diệt. Dù là loài hữu tình hay vô tình đều không ngoài quy luật ấy.

Vạn vật trên thế gian đều do nhân duyên dắt định, vô duyên không tụ, không nợ không đến, sinh ra hay mất đi đều có nhân quả duyên phận quyết định.

Gặp một người là tăng thêm một nhân duyên. Dù là thiện duyên hay ác duyên, dù là mang nợ hay ban nợ, đều đã được số mệnh an bài tất cả.

Ví dụ như duyên phận giữa cha mẹ và con cái chính là nhân duyên sâu đậm nhất trong số các duyên và được chất chồng từ kiếp trước.

Duyên sâu duyên cạn, duyên đến duyên đi, đều là điều chúng ta không thể nắm bắt được và cũng chẳng thể trốn tránh.

Phật nói: “Bởi vì có duyên, nên mới có thể gặp nhau; nếu không nợ nhau, sao có thể gặp được nhau.”

Nếu là duyên cạn, hai bên không nợ nần nhau, thời gian bầu bạn bên cạnh nhau cũng ngắn ngủi; trả hết nợ rồi, tình cảm cũng phai nhạt, chẳng còn liên quan đến nhau.

Nợ nhau nhiều, thời gian ở cạnh nhau càng dài lâu, mối quan hệ có lẽ cũng sẽ gần gũi hơn.

Có những người xuất hiện trong cuộc đời ta mang đến cho ta ấm áp, niềm vui và ánh sáng. Nhưng cũng có những người xuất hện chỉ mang đến cho ta đau khổ, thất vọng, tổn thương… Giống như khi tình cảm vợ chồng bất hòa, đồng nghiệp đố kỵ hãm hại lẫn nhau…

Vậy đối mặt với những tổn thương mà người khác gây ra, ta nên hành xử ra sao? Phật dạy, hãy tha thứ cho người làm tổn thương bạn. Bởi những người đó dù mang đến đau thương cho ta, nhưng cũng là đang độ ta.

2. Có thiện duyên thì cũng có ác duyên

Cuộc đời mỗi người không thể chỉ gặp toàn thiện duyên, cũng như ta không thể được tất cả mọi người yêu mến. Sẽ luôn có những kẻ ghen ghét, chê bai, giễu cợt ta. Những kiểu người đó luôn dùng tổn thương của người khác để đổi lấy niềm vui cho mình, khiến ta sinh ra lòng oán giận, thù ghét những kẻ đó.

Ác duyên trong đời, đó chính là nhân duyên quả báo mà ta đã gây ra từ kiếp trước và nay phải chịu hậu quả. Cũng giống như ta đã gieo trồng cái cây quả ác này, cho nên hôm nay mới phải nhận kết cục thảm hại như thế.

Tựa như câu nói: “Họa phúc không tự đến, đều do người tự mình gây ra”. Người khác đối xử với chúng ta ra sao, đó chính là luật nhân quả của ta; chúng ta đối đãi với mọi người thế nào, đó chính là tu hành của ta.

Người mình từng mang ơn thì vừa trông thấy đã cảm mến, yêu quý. Người tạo oán thì trông thấy lập tức bực mình và chán ghét. Con người chúng ta do tạo các nhân duyên cả thiện lẫn ác sanh ra nên mới phải chịu đựng những điều đó.

Mọi thứ đều từ duyên mà ra, rồi cũng từ duyên mà tan. Đủ duyên thì còn, cạn duyên thì hết. Khi nhân duyên còn thì có phá hoại cỡ nào cũng không hỏng được, khi duyên hết thì dù níu kéo ra sao cũng vẫn tan.

Muốn xóa bỏ ác duyên, trước hết hãy có lòng sám hối. Sám hối về những tội nghiệp gây ra khi trước, xóa bỏ oán hận, tăng phúc đức bồi đắp trí huệ.

Thứ hai là phải kết thiện duyên với người khác, đối xử hòa nhã với mọi người, nghĩ đến lợi ích chung, bớt lợi riêng mình.

Ngoài ra, còn một điều bạn cần ghi nhớ là, đừng gây thù chuốc oán, cũng đừng ăn miếng trả miếng. Làm vậy chẳng khác nào bạn và những kẻ tiểu nhân đó giống hệt nhau.

Làm người cần phải có nhân cách cao thượng, tấm lòng quảng đại, biết nhẫn nhịn khi cần, nếu không sẽ tự mình hại mình, làm tổn hại đến phúc báo của bản thân.

Một hôm Hàn Sơn hỏi Thập Đắc: Ở đời, có người đánh tôi, mắng tôi, làm nhục tôi, khi dễ tôi, dọa tôi, gạt tôi, chê tôi, khinh tôi, ăn hiếp tôi, cười ngạo tôi cho đến đối xử khắc nghiệt với tôi, thì phải xử trí như thế nào?

Thập Đắc đáp: Chỉ cần nhịn nhục họ, kính họ, sợ họ, tránh họ, nhường họ, khiêm tốn với họ, không chống cự họ, không cần để ý đến họ, rồi chờ ít năm ông hãy nhìn họ xem.

Chúng ta phải tin tưởng vào nhân quả báo ứng trên đời này có tồn tại. Thiện hay ác đều sẽ có báo, chỉ là đến sớm hay muộn mà thôi. Vậy nên, hãy tha thứ cho người làm tổn thương bạn. Chẳng cần phải đánh trả hay báo thù, tự có nhân quả định đoạt. Người ức hiếp bạn, trời cao tự khắc thấu. Chỉ cần là chính mình, mọi sự còn lại trời cao tự khắc an bài.

3. Bạn muốn thanh thản, hãy tha thứ cho người khác!

Jonathan Lockwood Huie, một tác giả được mệnh danh là “Triết gia của hạnh phúc”, từng nói: “Tha thứ cho người khác, không phải vì họ xứng đáng được tha thứ mà bởi vì bạn xứng đáng được thanh thản.” Khi biết buông bỏ và tha thứ, tâm trí của bạn sẽ trở nên rộng mở, không chỉ hạn cuộc trong thù hận. Khi đó bạn sẽ cảm thấy có rất nhiều điều đáng để bạn quan tâm và cũng sẽ làm được nhiều việc ý nghĩa hơn. Câu chuyện dưới đây về nữ tổng thống của nước Liberia là minh chứng hết sức rõ ràng cho điều đó.

Bà Ellen Johnson Sirleaf, nữ tổng thống của nước Liberia đã phải lưu vong ba lần ở Guinea trước khi được bầu làm tổng thống. Mỗi khi cận kề cái chết, bà lại nghĩ rằng một ngày nào đó bà chắc chắn sẽ vùng lên đánh bại những kẻ thù chính trị của mình và sẽ bắt họ phải chịu đựng những đau khổ tương tự. Tuy nhiên một trải nghiệm đặc biệt đã khiến bà thay đổi tư tưởng.

Một ngày nọ, khi đang ở gần một ngôi làng, đột nhiên bà nghe thấy tiếng súng nổ. Weser, người vệ sĩ được đào tạo chuyên nghiệp đã lập tức đẩy bà xuống đất. Mặc dù bà đã được cứu, nhưng viên đạn ác nghiệt đã cướp đi mạng sống của Weser. Sau đó bà phát hiện ra kẻ bóp cò chính là hàng xóm của Weser, một thanh niên trẻ tuổi tên là Asa. Asa đã được thuê để ám sát bà.

Mười ba năm sau, Ellen Johnson Sirleaf một lần nữa đến thăm ngôi làng ấy và bắt gặp mẹ của Weser đang tặng đồ ăn cho mẹ của Asa. Bà hỏi tại sao mẹ Weser làm vậy và người mẹ trả lời rằng: “Sau sự việc 13 năm trước, Asa đã bỏ trốn và vẫn bặt vô âm tín. Mẹ của cậu ta đang bị bệnh, lại phải sống trong cảnh nghèo khổ không còn gì để ăn…”

Sirleaf không nhịn được bèn nhắc lại với bà mẹ tốt bụng rằng: “Nhưng bọn họ là kẻ thù của chúng ta! Con trai bà ta đã giết Weser!” Câu trả lời của người mẹ khiến nữ tổng thống một lần nữa phải kinh ngạc: “Tất cả đã qua rồi. Lấy oán báo oán, trả thù chỉ tăng thêm hận thù nhiều hơn.” Những lời của bà mẹ đã để lại cho Sirleaf một bài học sâu sắc. Đất nước Liberia bị chiến tranh tàn phá cần sự tha thứ hơn là lòng thù hận!

Kể từ đó, Sirleaf đã tha thứ cho những kẻ thù cũ của mình và nhận được sự cảm thông và ủng hộ từ những người Liberia. Bà trở thành nữ tổng thống đầu tiên đắc cử trong lịch sử châu Phi. Bà đã tạo ra tương lai của chính mình bằng cách tha thứ và đối xử tốt với kẻ thù của mình. Đây chính là sức mạnh của sự tha thứ xuất phát từ thiện tâm.

Một người khoan dung biết tha thứ cho người khác sẽ phát xuất ra ánh hào quang của từ bi. Ánh hào quang ấy chiếu sáng những người xung quanh và chính bản thân họ. Khi một người thực sự oán không hận, người ấy mới có thể cảm nhận được sự thanh thản từ đáy lòng. Họ sẽ được ban phúc lành và con đường sẽ trải dài trước mặt họ. Ngược lại, một người tâm đầy thù hận sẽ không bao giờ thiện đãi người khác, họ bị chôn sâu trong chiếc nhà tù hận thù do chính mình tạo nên. Ngọn lửa hận thù sẽ khiến họ mất lý trí. Nó cũng giống một thanh gươm tẩm độc, không những làm người khác bị thương, mà còn làm hại chính chủ nhân của nó.

4. Tha thứ để hóa giải oán thù

Tha thứ cho kẻ chiến bại là việc khó làm. Bởi lẽ, từ xưa đến nay, hầu hết kẻ chiến bại đều phải chết; nếu không bị xử tử nơi pháp trường cũng sẽ chết dần mòn trong lao ngục, tù đày. Tuy vậy, chết chưa phải là hết. Hiển nhiên cái còn là hận thù.

Đời này không trả được thì đời sau, thế hệ này không rửa được tủi nhục thì thế hệ khác. Cứ thế oán thù vẫn đeo đẳng kéo dài không bao giờ dứt.

Xưa kia, A-xà-thế (vua nước Ma-kiệt-đà) khi mới lên ngôi còn trẻ nên rất hung hăng. “Ngựa non háu đá” nên A-xà-thế dám cất binh chinh phạt nước Câu-tát-la. A-xà-thế đâu biết rằng nước Câu-tát-la giàu có, binh hùng tướng mạnh, vua nước Câu-tát-la là Ba-tư-nặc dày dạn kinh nghiệm trị nước và giữ nước nên khiêu chiến không bao lâu A-xà-thế liền bị bắt sống, số phận nằm trong tay vua Ba-tư-nặc.

Bấy giờ, vua Ba-tư-nặc đã là Phật tử, ông không hành xử theo lệ thường mà xử sự một cách khác thường. Ba-tư-nặc mang kẻ chiến bại và chiến lợi phẩm đến yết kiến Đức Phật. Nhờ Phật chứng minh, vua Ba-tư-nặc quyết định tha thứ cho kẻ thù. Và cũng thật bất ngờ, Đức Phật tán đồng quyết định sáng suốt ấy: “Đại vương, thả cho người đi, bệ hạ sẽ được an ổn, lợi ích lâu dài”.

“Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, vua Ba-tư-nặc và vua Ma-kiệt-đà A-xà-thế con bà Vi-đề-hy chống đối nhau. Vua Ma-kiệt-đà A-xà-thế con bà Vi-đề-hy khởi bốn thứ quân kéo đến nước Câu-tát-la. Vua Ba-tư-nặc khởi bốn thứ quân gấp đôi ra nghinh chiến. Bốn thứ quân của vua Ba-tư-nặc đắc thắng, bốn thứ quân của vua A-xà-thế thua, khiếp phục tán loạn.

Vua Ba-tư-nặc bắt sống vua A-xà-thế và thu được tiền tài, bảo vật xe cộ ngựa voi. Bắt sống vua A-xà-thế, chở cùng xe đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, vua Ba-tư-nặc bạch Phật:

– Bạch Thế Tôn, đây là vua A-xà-thế, con bà Vi-đề-hy, mà con không bao giờ oán hận. Nhưng người lại gây oán kết; đối với người tốt mà tạo điều không tốt. Song người này là con của bạn con. Con sẽ thả ra cho trở về nước.

Phật bảo vua Ba-tư-nặc:

– Lành thay, Đại vương, thả cho người đi, bệ hạ sẽ được an ổn, lợi ích lâu dài.

Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ:

Cho dù sức tự tại Thường hay xâm lược người Sức tăng thì càng oán
Bội thu lợi mình người.

Phật nói kinh này xong, vua Ba-tư-nặc và vua A-xà-thế, con bà Vi-đề-hy, nghe những gì Phật dạy hoan hỷ, tùy hỷ làm lễ ra về.

(Kinh Tạp A-hàm, kinh số 1237)

Mới hay, không dễ để tha thứ cho kẻ thù. Phải là một nhân cách lớn, biết nhìn xa trông rộng, lấy lợi ích quốc dân làm trọng mới làm nên những kỳ tích.

Thế nên, danh nhân Nguyễn Trãi đã chủ trương “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”. Hiện vẫn có nhiều quan điểm khác nhau về việc tha thứ cho kẻ thù nhưng chắc chắn một điều rằng, để hóa giải oán kết trùng trùng thì tha thứ là tối thắng. Tha thứ để được an ổn và lợi ích lâu dài.

Người đệ tử Phật, học theo hạnh tha thứ và bao dung, kẻ thù còn tha thứ được huống gì những người phạm lỗi, nhất là lỗi của người đồng đạo.

Tha thứ là phương thức giáo dục, cho người phạm lỗi cơ hội sửa sai, phục thiện. Làm người ai mà không lỗi, nên tha thứ cho người cũng là tha thứ cho mình.

Còn các biện pháp kỷ luật, xử phạt, chế tài chỉ là việc bất đắc dĩ, đó là chưa nói tới nếu không đạt được“yên dân” thì lợi bất cập hại, sẽ không “an ổn, lợi ích lâu dài”.

TH!

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News