Phật học

Lời Phật dạy về cúng tế thần linh và trai đàn chẩn tế

Người đời khi có bệnh tật liền giết hại vật mạng, cúng tế thần linh để cầu phúc cho mình. Họ không nghĩ đến việc mình cúng tế thần linh là vì muốn khỏi chết được sống.

lời phật dạy, tâm linh bí ẩn, thần linh là gì, lời phật dạy về cúng tế thần linh và trai đàn chẩn tế

Người đời khi có bệnh tật liền giết hại vật mạng, cúng tế thần linh để cầu phúc cho mình. Họ không nghĩ đến việc mình cúng tế thần linh là vì muốn khỏi chết được sống. Lại giết hại sinh mạng khác để mong kéo dài mạng sống của mình. Thật không còn điều gì có thể trái nghịch lòng trời, ngược với lý lẽ hơn thế nữa.

Những người chính trực sau khi chết mới được làm thần, vậy lẽ nào thần linh lại có ý thiên lệch riêng tư? Mạng sống thật không thể kéo dài thêm bằng cách ấy. Nhưng nghiệp giết hại tạo ra thì còn đủ không mất, nhất định phải đền trả. Không riêng gì việc cầu khỏi bệnh sống lâu, hết thảy sự tế lễ cầu đảo tà thần ác quỷ để mong cầu những điều khác cũng đều như vậy.

Cúng tế thần linh cầu đảo là vô ích

Kinh Dược Sư dạy rằng: “Giết hại muôn loài chúng sinh để cúng tế dâng lên thần linh. Hô gọi yêu ma quỷ quái, cầu xin ban phúc giúp đỡ cho mình. Muốn tăng thêm tuổi thọ, rốt cùng đều không thể. Hết thảy những sự cầu đảo tà thần như giết hại vật mạng cúng tế cầu sinh con. Cầu tiền tài của cải, cầu quan chức bổng lộc. Ví như có được sinh con, được tài lộc, được quan chức, vốn đều là do nghiệp riêng của người ấy mà được, không phải do quỷ thần.

Có những lúc ngẫu nhiên được thỏa nguyện, lại cho đó là có sự linh thiêng. Vậy nên niềm tin sai lệch càng thêm kiên cố, lại càng dốc lòng làm việc cúng tế như vậy nữa. Những kẻ rơi vào tà kiến quá nặng nề như vậy thật không thể cứu nổi, đáng thương thay!

Nếu quỷ thần không có khả năng tác động đến tuổi thọ dài ngắn của người, thì việc cầu đảo ắt không thể hiệu nghiệm. Người ta thấy có một số trường hợp bệnh nặng, thuốc men đều vô hiệu, đến khi cầu đảo thần linh thì được khỏi ngay. Vì thế mà tự cho là linh thiêng mà chẳng biết rằng: Cầu thần được lành bệnh, thì bệnh trước đó có thể là do quỷ thần gây ra. Nhưng tuổi thọ sau khi lành bệnh, chắc chắn không thể nhờ thần linh mà được kéo dài.

Cầu đảo rốt cuộc chỉ là mê tín mà thôi

Nếu thọ mạng chưa hết, dù không cầu đảo cũng sẽ lành bệnh. Nếu thọ mạng đã hết, dù cầu đảo cũng vô hiệu. Chẳng qua gặp phải những loại tà thần ác quỷ, tham muốn máu thịt, thừa cơ quấy nhiễu đòi hỏi. Kẻ ngu mê chỉ thấy sự trùng hợp ngẫu nhiên rồi tin chắc chẳng nghi ngờ.

Thấy người cầu đảo được khỏi bệnh thì cho là nhờ thần linh mà khỏi bệnh. Thấy người cầu đảo rồi vẫn bỏ mạng thì lại cho rằng vì người ấy không cầu đảo sớm hơn nên mới phải chết. Than ôi, hạng người như thế dám chắc rằng đời đời kiếp kiếp về sau sẽ phải sinh làm những con vật tế thần.

Kinh Thí dụ có nói rằng: “Quỷ thần có thể biết được thọ mạng, tội phúc của con người. Nhưng quỷ thần không thể cứu sống người hoặc giết chết người. Cũng không thể làm cho người trở nên giàu sang hay nghèo hèn. Họ chỉ muốn xúi giục người làm điều xấu ác, phạm tội giết hại. Rồi nhân lúc người bị suy yếu hao tổn tinh thần mà não loạn quấy nhiễu. Mục đích là để được người lập đền miếu thờ phụng, cúng tế.”

Lời Phật dạy về cúng tế và trai đàn chẩn tế

“Một thời, Đức Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, cây Kỳ-đà thuộc nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Bà-la-môn tuổi trẻ tên là Ưu-ba-ca đến chỗ Đức Phật. Sau khi chào hỏi xong, lui ngồi qua một bên, bạch Phật rằng:

Bạch Cù-đàm, các Bà-la-môn thường hay khen ngợi đại hội tế lễ. Còn Sa-môn Cù-đàm có khen ngợi đại hội tế lễ không?

Phật bảo Ưu-ba-ca:

Ta không khen ngợi một chiều. Hoặc có đại hội tế lễ Ta tán thán. Cũng có đại hội tế lễ Ta không tán thán.

Ưu-ba-ca bạch Phật:

Những đại hội tế lễ nào có thể được khen ngợi và những đại hội tế lễ nào không được khen ngợi?

Phật bảo Ưu-ba-ca:

Nếu có đại hội tế lễ nào mà cột trói cả bầy nghé, trâu đực, trâu cái, những con dê và những chúng sanh nhỏ bé khác, tất cả đều bị sát hại; hành hạ áp bức những kẻ nô tỳ, người làm công, đánh đập bằng roi vọt, làm cho sợ hãi, buồn khổ, khóc la, kêu gào, không hoan hỷ, không sướng, lao dịch khổ nhọc. Những đại hội tế lễ như vậy, Ta không khen ngợi, vì chúng gây nên tai nạn lớn.

Nếu những đại hội tế lễ mà không trói cột các súc vật, cho đến không khiến chúng sanh phải lao dịch khổ nhọc; những đại hội tế lễ như vậy được Ta khen ngợi tán thán, vì nó không mang lại tai nạn lớn.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn liền nói kệ rằng:

Đại hội như tế ngựa Gây nên tai họa lớn Các tế lễ như vậy Đại tiên không khen ngợi. Trói cột các chúng sanh Sát hại côn trùng nhỏ Chẳng phải lễ hội chánh Đại tiên không tùy thuận. Nếu không hại chúng sanh Không gây các tai họa Thì gọi lễ hội chánh Đại tiên thuận tán thán. Bố thí và cúng dường Đúng pháp thiết đại tế Người thí, tâm thanh tịnh Phạm hạnh ruộng phước tốt. Những đại hội như vậy Gọi lễ hội La-hán Hội này được quả lớn Chư Thiên đều hoan hỷ. Tự mình cung kính thỉnh Tự tay ban phát cho Mình người đều thanh tịnh Cho này được quả lớn. Kẻ trí cho như vậy Tín tâm được giải thoát Cõi đời vui, không tội
Người trí sanh nơi đó.

Phật nói kinh này xong, Bà-la-môn Ưu-ba-ca nghe những gì Đức Phật đã dạy, tùy hỷ hoan hỷ, làm lễ mà lui”. (Kinh Tạp A-hàm, kinh số 89)

Pháp thoại trên cho thấy, Thế Tôn khen ngợi các đại hội tế lễ thanh tịnh, lợi ích cho số đông. Người nào phát tâm cúng dường Sa-môn và Bà-la-môn, hiến tế quỷ-thần-linh (cúng chay, không tổn hại sinh vật), bố thí cho người nghèo… với tâm trong sạch và cung kính thì được phước vô lượng.

Nguồn: tamhuongphat.com!

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News