Phật học

Phật duyên là gì? Vì sao nói Phật độ người hữu duyên?

Nhiều người thường nhắc đến “Phật duyên” nhưng người như thế nào mới được coi là có duyên với Phật? Vì sao nói Phật độ người hữu duyên?

lời phật dạy, phật độ người hữu duyên, phật duyên là gì, phật duyên là gì? vì sao nói phật độ người hữu duyên?

1. Phật duyên là gì?

Nhiều người thường nhắc đến “Phật duyên” nhưng người như thế nào mới được coi là có duyên với Phật?

Theo lời Phật dạy rằng, hết thảy chúng sinh ai cũng có “Phật tính”, tức là ai trong chúng ta cũng tiềm ẩn mối liên hệ tâm linh với Phật, có thể giao duyên với thần Phật. Khác biệt ở chỗ, nghiệp lực của mỗi người mỗi khác, căn cơ ngộ tính bất đồng, cho nên Phật duyên sâu nạn không đồng nhất.

“Phật tính” là bản chất vốn có của chúng sinh, nó không sinh ra cũng không mất đi, chỉ có thể ngày càng sâu sắc qua quá trình tu tâm dưỡng tính, giác ngộ hoặc bị che mờ bởi dục vọng, si mê và thù hận…

Bởi vốn dĩ mọi chúng sinh đều có khả năng để hoàn thiện và đạt được giác ngộ. Người có nghiệp chướng nặng thì kiếp này tạm thời không có duyên với Phật, khó được thần Phật phù hộ độ trì, cần phải tu dưỡng nhiều hơn, tích đức hành thiện đợi nhận thiện báo. Người có phúc báo sâu dày, tức là người đó đã lĩnh ngộ được chân lý nhà Phật, có thể dễ dàng kết duyên với Phật.

Con người chúng ta như những hòn ngọc quý nằm trong đá, nếu không mài không thể phát sáng được. Bạn có thể tự mình tôi luyện bản thân để một ngày có nào đó có thể phát sáng như những viên ngọc quý, tự rèn luyện bản thân cũng chính là tự gieo duyên với Phật.

Một khi đã có Phật duyên, chắc chắn sẽ có “Phật ân”, được trời Phật che chở và phù hộ độ trì bình an vượt qua mọi tai họa, khổ nạn trong cuộc đời này.

Cái duyên với Phật vốn bình đẳng cho tất cả mọi người, ai cũng có thể có, chỉ có điều là mỗi người có nhận biết được điều này hay không.

Đức Phật dạy rằng, muốn xem một người có Phật duyên hay không, không phải là xem khoảng cách xa gần, mà là nhìn vào khoảng cách giữa nội tâm và thần Phật của người đó.

Lục Tổ Đàn Kinh có câu: “Nhất thiết phúc điền, bất li phương thốn, tòng tâm nhi mịch, cảm vô bất thông.”

Ở đây, “phúc điền” chính là “tâm điền”, “tâm” cũng chính là “phúc”. Hạnh phúc và niềm vui thực sự mà con người ta luôn kiếm tìm thực ra đều nảy sinh bên trong chính “tâm điền” của mỗi người, chính là phía bên trong của trái tim.

Câu này ý muốn nói hạnh phúc hay cuộc sống mà mỗi người theo đuổi đều xuất phát từ chính nội tâm bên trong. Cát hung họa phước là từ trong tâm chúng ta biến hiện ra. Ngoài “tâm” chẳng tồn tại hạnh phúc nào để kiếm tìm cả, vì vậy, trong tim trồng phúc hay trồng họa, tất cả đều nằm ở bạn.

Người trong lòng đã có Phật, chẳng cần phải tới chùa khấn bái, không cần ngày ngày thắp hương lạy Phật cũng tự có Phật duyên thâm sâu.

Phật giáo vốn không truyền bá tư tưởng sùng bái thần linh, người tín Phật tức là người trí giả, dùng trí tuệ của bản thân để giải trừ những khổ não, cách xa thống khổ trong cuộc đời.

Tu Phật để trở thành một người có cái tâm thiện đẹp, sống lạc quan từ bi, thoải mái đối mặt với những phiền muộn mà cuộc sống đem đến. Tu Phật cũng không phải bắt chúng ta xuất gia, hồng trần cũng là một đạo giáo, sống tốt trên đời đã là một cách tu hành.

lời phật dạy, phật độ người hữu duyên, phật duyên là gì, phật duyên là gì? vì sao nói phật độ người hữu duyên?

2. Phật độ người hữu duyên là như thế nào?

Câu chuyện thứ nhất:

Một tín đồ sùng bái đạo đang lúc gặp phải một trận lũ lụt, buộc phải leo lên mái nhà để lánh nạn. Tuy nhiên, dòng nước lớn vẫn tiếp tục dâng lên mênh mông, khi nước sắp chạm tới bàn chân, tín đồ vội vàng cầu khấn với Đức Phật: “Phật Tổ đại từ đại bi xin hãy tới cứu con!”

Không lâu sau, một chiếc thuyền độc mộc đi qua, người trên thuyền muốn cứu tín đồ, nhưng người này lại nói: “Tôi không cần anh cứu đâu, Phật Tổ sẽ tới cứu tôi.”

Vì thế người lái thuyền độc mộc liền đi khỏi. Nhưng cơn đại hồng thủy vẫn dâng lên không ngừng, nước giờ đã sắp cao đến eo của vị tín độ kia rồi. Ông ta rất lo lắng, lại tiếp tục âm thầm cầu cứu Phật Tổ.

Ngay lúc này, lại một chiếc thuyền nhỏ nữa lướt qua, người trên thuyền muốn cứu tín đồ đưa đến vị trí an toàn. Song ông ta tiếp tục từ chối, lại còn nói rằng: “Tôi không thích chiếc thuyền này, Phật Tổ sẽ đến cứu tôi.”

Cũng như lúc trước, người lái thuyền chỉ đành bỏ lại tín đồ và đi khỏi.

Lại qua một lúc, mức nước khi này đã dâng cao ngập đến ngực, tín đồ tiếp tục lớn tiếng cầu khẩn Phật Tổ. Nhưng nước lũ dâng không ngừng khiến tín đồ đã bắt đầu ngộp thở.

Đúng vào lúc này, một vị thiền sư chèo thuyền đi qua vội đến cứu tín đồ. Tín đồ được cứu xong còn oán trách vị thiền sư: Tôi đã cầu khấn thành khẩn với Phật Tổ như thế, nhưng Phật Tổ lại không hề tới cứu tôi khi tôi đang gặp nạn.”

Thiền sư thở dài, rồi nói: “Ông đã trách oan Đức Phật rồi. Đức Phật đã từng mấy lần hóa ra thuyền tới cứu ông, nhưng ông lại chê này chê nọ, lần nào cũng từ chối. Xem ra ông và Phật Tổ không có duyên rồi.”

Câu chuyện thứ hai:

Lại có một câu chuyện nữa về chữ “duyên” với Đức Phật như sau:

Có một vị tín đồ nọ đứng trú mưa dưới mái hiên, nhìn thấy một vị thiền sư che ô đi ngang qua liền gọi lớn: “Thiền sư, xin ngài hãy phổ độ chúng sinh đi! Cho tôi đi nhờ một đoạn được không?”

Thiền sư đáp: “Tôi đang đi trong mưa, ông ở dưới mái hiên; dưới mái hiên không mưa, ông không cần tôi phổ độ nữa.”

Tín đồ kia lập tức bước ra khỏi mái hiên, cũng đứng dưới trời mưa và nói: “Giờ tôi cũng đứng ở trong mưa rồi, ông độ giúp tôi được chưa?”

Thiền sư trả lời: “Tôi đang đứng trong trời mưa, ông cũng đứng trong mưa. Tôi không bị mưa xối ướt vì tôi có ô che. Ông bị nước mưa tạt ướt, vì ông không có ô che. Cho nên không phải tôi độ giúp ông, mà là chiếc ô này đã độ tôi. Nếu ông muốn được phổ độ, không cần phải tìm tôi, hãy tự tìm cho mình một chiếc ô đi!”

Suy ngẫm về câu nói “Phật độ người hữu duyên”:

Ở câu chuyện thứ nhất, Đức Phật từ bi vô ngã đã cho thuyền tới cứu, vì tất cả chúng sinh hữu tình đều bình đẳng, chỉ cần có Phật tính, tin vào Phật thì Ngài sẽ tùy vào bản tính bất đồng của mỗi người mà mở ra cánh cửa cứu giúp. Bởi vì điều cốt lõi trong thuyết pháp của Phật Tổ chính là từng bước hướng người ta tới điều thiện.

Còn trong câu chuyện thứ hai, vị thiền sư không bằng lòng chia chung ô, đây chính là đại từ đại bi của thiền sư. Con người nếu muốn được độ giúp, đừng chỉ trông chờ vào người khác, mà hãy tự dựa vào chính mình.

Tự mình có một chiếc ô của mình, như vậy sẽ không bị mưa xối ướt. Tương tự, nếu trong lòng có Phật tính, tự nhiên sẽ không cần phải lo bị bụi phàm trần làm nhơ bẩn.

Đạo Phật dạy rằng: “Phật độ người hữu duyên” chính là đạo lý đó qua hai câu chuyện bên trên. Những người thành tâm kiên chí, chịu học theo những lời Phật dạy sẽ dần thoát ra khỏi bể khổ. Còn nếu không thành tâm, không kiên trì thì vĩnh viễn phải ngụp lặn giữa bể khổ vô biên.

Cho nên cái gọi là “Phật độ”, thực chất chính là việc chúng sinh noi theo lời chỉ dạy của Đức Phật để tự cứu lấy mình, tự lĩnh ngộ, tự độ chính mình mà thôi.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News