Phật học

Vì sao Đức Phật im lặng trong 7 tuần sau khi ngài thành Đạo?

Theo kinh Āriyapariyesana, sau khi thành đạo, Đức Phật băn khoăn có nên chuyển bánh xe pháp hay thị hiện Niết bàn. Bởi Ngài chiêm nghiệm và quán chiếu sâu vào pháp do Ngài mới chứng được là sâu thẳm, vi diệu, cao quý, siêu lý luận, chỉ có người trí mới thấu hiểu…

lời phật dạy, ngày đức phật thành đạo, vì sao đức phật im lặng trong 7 tuần sau khi ngài thành đạo?

Theo kinh Āriyapariyesana, sau khi thành đạo, Đức Phật băn khoăn có nên chuyển bánh xe pháp hay thị hiện Niết bàn. Bởi Ngài chiêm nghiệm và quán chiếu sâu vào pháp do Ngài mới chứng được là sâu thẳm, vi diệu, cao quý, siêu lý luận, chỉ có người trí mới thấu hiểu… Phần nhiều chúng sinh vì đam mê ái dục khó mà thấy được pháp lý duyên khởi, khó mà thấy được chân lý tất cả hành là tịch tịnh… Một giáo lý chỉ có người trí mới thấu hiểu, chỉ có những con người ly trần diệt nhiễm mới liễu ngộ thì thử hỏi ở thế gian được bao nhiêu người?

Kinh điển ghi lại rằng trong 7 tuần hay 49 ngày sau khi giác ngộ, Đức Phật không giảng pháp cho bất kỳ ai, Ngài chỉ an trụ trong thiền định, hoàn toàn im lặng như cây đàn đứt dây bặt tiếng, chân xếp chéo trong tư thế liên hoa, tĩnh trụ vững vàng như sơn thạch, tâm an trú trong trí tuệ bản lai vốn thường hằng nơi mọi sự vật hiện tượng.

Vào tuần thứ 2 sau khi đạt giác ngộ, Đức Phật đã chăm chăm hướng mắt nhìn cây Bồ đề mà không hề chớp mắt để tỏ lòng biết ơn cây. Điều này chứng tỏ Đức Phật đã thành tựu ngũ nhãn (dục nhãn, thiên nhãn, tuệ nhãn, pháp nhãn và Phật nhãn).

Tuần thứ 3, Đức Phật thi triển thần thông đi đến đại dương bao la, cho thấy Ngài đã thành tựu 4 cách thực hiện phép mầu của nguyện ước, nỗ lực, tư duy và phân tích.

Tuần thứ 4, Đức Phật đi chu du khắp thảy tam thiên đại thiên thế giới, điều này là chứng tỏ rằng Ngài đã đạt được năng lực thần thông vô biên.

Có ba loại thần thông tương ứng với ba cấp độ thành tựu tâm linh:

1) Thần thông do năng lực nguyện ước ví dụ như một hành giả muốn đi trên nước và mặt nước biến thành đất bằng;

2) Thần thông chuyển hóa vật chất chỉ có quả vị Bồ tát mới làm được ví dụ như bay trên không trung như chim trời;

3) Thần thông trí tuệ chỉ có quả vị Phật mới đạt được, ví dụ như Phật có thể di chuyển xuyên thời gian, không gian không bị chướng ngại gì bởi năng lực thậm thâm vi diệu của tâm giác ngộ. Để thị hiện ngay cả hai loại thần thông đầu cũng đã đòi hỏi nỗ lực tu tập và thành tựu tâm linh ở trình độ rất cao cấp, còn Đức Phật đã đạt được thần thông trí tuệ, Ngài có khả năng chu du khắp cả tam thiên đại thiên thế giới chỉ trong vòng một tuần mà không chút dụng công.

Tuần lễ thứ 5, Đức Phật đi xuống vương quốc dưới biển sâu của loài rắn thần để thăm hỏi Tanzung, chúa tế của loài rắn.

Tuần thứ 6, Đức Phật dành thời gian cho một người ngoại đạo đang ngụ dưới tàng lá rộng rãi, mát mẻ của cây Neydroda.

Vào tuần lễ thứ 7, có hai anh em lái thương Tapussa và Bhallika vô cùng may mắn được hạnh ngộ Đức Phật. Trong suốt tuần đó, dưới tán cây Tarahetu (gần giống cây sồi), họ cúng dàng thực phẩm và mật ong lên Ngài. Sau mỗi thời thọ trai, Đức Phật đều cầu nguyện và ban phước cho họ. Và Ngài cũng tiên đoán rằng trong tương lai hai anh em họ sẽ thành Phật quả.

Cũng vào tuần thứ 7 sau khi thành đạo, Đức Phật tự nhủ: “Ta đã tìm ra đạo pháp quý giá như nước cam lồ, thậm thâm vi diệu, dẫn đến đại hỷ lạc và ánh sáng toàn thiện. Nhưng dù ta có truyền giảng thì cũng chẳng ai có thể hiểu được, vì vậy ta nên ở lại khu rừng này và giữ im lặng mãi mãi”.

Nhưng rồi Ngài lại nghĩ: “Nếu một người bình thường thỉnh cầu, dù ta là hiện thân của lòng từ bi, ta cũng sẽ không truyền dạy lại đạo pháp. Tuy nhiên, vì tất cả mọi người đều có đức tin đối với đấng Phạm Thiên, nên nếu ông ta thỉnh cầu, ta sẽ chuyển bánh xe Pháp vì lợi ích hết thảy chúng sinh”.

Khi Đức Phật phóng quang, đấng Phạm Thiên, bậc thiên chủ của ba cõi hiểu được tâm ý của Ngài, ông cùng muôn vàn quyến thuộc, tùy tùng cùng chắp hai tay, thỉnh cầu Đức Phật truyền dạy giáo pháp giải thoát…

Ngày Phật thành Đạo vào 8/12 âm lịch sau 49 ngày thiền định dưới gốc cây Bồ Đề. Ngày này thường được coi là ngày quan trọng đánh dấu bước chuyển biến tới Giác ngộ của đức Phật.

lời phật dạy, ngày đức phật thành đạo, vì sao đức phật im lặng trong 7 tuần sau khi ngài thành đạo?

Thời khắc Đức Phật thành đạo gây sự chấn động Trái đất và các cõi

Ngay trước lúc ánh bình minh ló rạng, Bồ Tát chuẩn bị đạt thành giác ngộ, toàn thân Ngài bay lên giữa không trung ở độ cao 49m so với mặt đất, tức là gấp 7 lần cây Sala. Vào thời điểm quan trọng đó, cả Trái đất chấn động theo sáu cách: Động, Khởi, Chấn, Dũng, Hống và Kích.

Bồ Tát đã thành đạo và hợp nhất với tất cả công đức, phẩm hạnh Thân, Khẩu, Ý giác ngộ của mười phương ba đời chư Phật. Tất cả chư Phật đồng hoan hỉ và tán thán Bồ Tát: “Như chúng ta đã đạt giác ngộ như thế nào, Người cũng đã đạt thành giác ngộ như vậy”. Từ đó trở đi, Bồ Tát được xưng tụng là “Đức Phật”, tiếng Phạn có nghĩa là “ Đấng Toàn Giác”.

Hiện tượng siêu việt này là thể hiện chiến thắng vang dội của Bồ Tát trước thế lực hắc ám của Ma vương ngăn cản Ngài đạt giác ngộ, đồng thời là minh chứng đánh tan tất cả những nghi ngờ về trí tuệ thanh khiết, sáng trong không tỳ bợn nhơ của Đức Phật, trí tuệ Ngài chính là ánh sáng quang minh chiếu diệu vũ trụ và sự giải thoát luân hồi vĩnh viễn.

Theo tác phẩm “Phật sở hành tán”, sự giác ngộ của đức Phật được nhận biết qua các dấu hiệu khác nhau:

1. Sự giao cảm của vũ trụ: Trái đất chấn động, mưa hương thơm tuôn xuống từ bầu trời không mây, hoa thơm nở tươi thắm, trái ngọt chín rộ dầu chưa đến mùa, các loại hoa báu như hoa ma-ha-mạn-đà-la tuôn rải từ trong hư không để cúng dàng Bậc đại giác;

2. Chư Phật mười phương và chư thiên các cõi trời xưng tán oai đức của Ngài và rải hoa thơm cúng dường;

3. Loài người trong nhân gian cảm thấy an bình và hoan hỷ khôn cùng.

4. Tất cả các vị quỷ thần từ mười phương gồm Indra thuộc phương đông, Yama thuộc phương nam, Varuna thuộc phương tây, Yasha thuộc phương bắc, Agnideva thuộc phương đông nam, Raksha thuộc phương tây nam, Vayudeva thuộc phương đông bắc, Bhuta thuộc phương tây bắc, Brahma thuộc thượng phương, Vanadevi thuộc hạ phương đồng tề tựu về và thề nguyện sẽ trở thành hộ pháp bảo vệ đạo Phật.

Họ nguyện bảo vệ cho tất cả những ai phát tâm học hỏi, tu tập và thực hành thiền theo lời Phật dạy. Giáo Pháp của Đức Phật nằm trong Tam Tạng kinh điển, nội dung chú trọng về rèn luyện đạo đức và đặc biệt nhấn mạnh việc trì giữ giới luật.

Phần lớn những bài thuyết giảng của Đức Phật đề cập đặc biệt về việc rèn luyện định lực và bao gồm tri kiến, phương pháp để trau dồi trí tuệ.

Đây cũng là một trong những sự kiện quan trọng trong cuộc đời Đức Phật như thời khắc Ngài đản sinh, hàng phục Ma vương, đạt thành giác ngộ và nhập Đại Niết Bàn. Tất-đạt-đa (người thành tựu mọi ước nguyện của mình), Thích-ca Mâu-ni (bậc thánh của dòng họ Thích-ca), đức Thế Tôn (bậc tôn quý trong cuộc đời)…

Tất cả những danh xưng cao cả, những thánh hạnh cao đẹp, những phẩm tính siêu phàm nhất của đức Phật đã được thành tựu và hiển lộ trọn vẹn ngay trong thời khắc huy hoàng khi Ngài thành đạo.

Những người con Phật coi đây là thời điểm linh thiêng, cát tường nhất trong năm. Ngày này hàng năm là ngày hội truyền thống trong đạo Phật, Phật tử khắp mọi nơi trên thế giới tổ chức kỷ niệm vô cùng long trọng, thậm chí đối với truyền thống Đại thừa, ngày này còn được coi là quan trọng hơn cả Tết mừng năm mới.

Lời dạy của Ðức Phật về dấu ấn ‘Thành đạo’

Ðức Phật đã chứng ngộ, đã thấu suốt dòng sông sanh tử tự bao đời kiếp, mặt trái của sự giả tạo, sự cấu thành hư huyễn…, giờ này Ngài đã tỏ sáng, viên dung như ánh trăng rằm, không còn gì che khuất.

Hàng Phật tử chúng ta nên nhớ là Ðức Phật đã mất rất nhiều năm đi tìm đạo và tu khổ hạnh (có thuyết ghi 11 năm, có thuyết ghi 6 năm) mới có thể chứng ngộ đạo quả Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác, sau khi ngồi dưới cội cây Bồ-đề 49 ngày đêm thiền quán, khi bừng sáng chứng ngộ, Ðức Phật đã thốt lên bài kệ pháp, tự cảm thán trong niềm hoan hỷ vô biên:

“Xuyên qua nhiều kiếp sống trong vòng luân hồi, Như Lai thênh thang đi, đi mãi.

Như Lai đi tìm mãi mà không gặp, Như Lai đi tìm người thợ cất cái nhà này.

Lặp đi lặp lại đời sống quả thật là phiền muộn.

Này hỡi người thợ làm nhà, Như Lai đã tìm được ngươi.

Từ đây ngươi không còn cất nhà cho Như Lai nữa. Tất cả sườn nhà đều gãy, cây đòn dông của ngươi dựng lên cũng bị phá tan!

Như Lai đã chứng quả vô sanh bất diệt và Như Lai đã tận diệt mọi ái dục”. – (Kinh Pháp Cú)

Lời pháp vi diệu này cho chúng ta thấy Ðức Phật đã chứng ngộ, đã thấu suốt dòng sông sanh tử tự bao đời kiếp, mặt trái của sự giả tạo, sự cấu thành hư huyễn…, giờ này Ngài đã tỏ sáng, viên dung như ánh trăng rằm, không còn gì che khuất. Ngài đã thực sự đi vào thế giới tối tôn tối thượng của “duy ngã độc tôn” và “ngộ nhập Phật tri kiến” mà Ngài đã chỉ bày cho mọi người từ khi Ngài mới hiện thân vào đời.

Trích nguồn: Phatgiao.org.vn!

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News