Phật học

Luật nhân quả báo ứng: Oan nghiệt đời trước, kiếp này phải trả

Kiếp trước, vì xem nhe mạng người, giết oan người vô tội nên một vị hòa thượng nỗi đau đớn trong kiếp này. Luật nhân quả báo ứng là nghiêm minh vô tình, đối với người tu luyện cũng không ngoại lệ.

bài học cuộc sống, luật nhân quả, luật nhân quả báo ứng: oan nghiệt đời trước, kiếp này phải trả

Chùa Quán Âm ở huyện Lâm Hải, tỉnh Triết Giang, trước kia có vị hòa thượng pháp hiệu Hàm Huy, đã hơn 40 tuổi, là người nghiêm trì giới luật.

Một hôm, hòa thượng đang đi tản bộ trên đường, ngang qua một quán bán thịt chó, chủ quán mời mua thịt chó. Do nghiệp lực chiêu cảm, làm cho vị hòa thượng bỗng dưng bị “mủi lòng” bởi mùi hương của thịt chó, đột nhiên nước miếng tuôn chảy, thèm thuồng, nghĩ tưởng đến cảm giác ngậm miếng thịt chó vào miệng thích thú vô cùng. Nhưng ngay lập tức ông xua tan ý nghĩ thèm thuồng đó và vội vàng quay trở về chùa.

Sau khi hòa thượng về chùa, bỗng toàn thân sốt nóng, trên thân dần dần mọc ra 18 cái nhọt độc, mỗi nhọt độc đều có hình giống như đầu người, gây đau đớn không thể chịu nổi. Nếu có người khác nhìn thấy nhọt độc thì đớn đau có phần giảm đi, nhưng nếu che lại không cho người khác thấy thì lập tức đau đớn thấu xương thấu tủy. Tuy đã mời thỉnh rất nhiều thầy thuốc danh tiếng, song tất cả đều bó tay, không chữa trị được.

Sau khi chịu sự hành hạ đau đớn như vậy một thời gian, hòa thượng Hàm Huy liền tự suy ngẫm, đây hẳn là do oan nghiệt ác báo từ đời trước. Ông liền quì trước hình tượng đức Như Lai, kiền thành tụng kinh Kim Cang, phát nguyện sám hối tất cả những lỗi lầm đã gây ra trong quá khứ và hiện tại.

Một buổi trưa nọ, vị hòa thượng đang thiu thiu ngủ bỗng nhiên giật mình tỉnh giấc, hoảng hốt thấy 18 cái nhọt độc cùng lúc nhô lên giống như những hình người bị chặt đầu, từ trong yết hầu lại vang ra tiếng hỏi: “Ông có biết chúng tôi không?”.

Hòa thượng đáp: “Tôi không biết”.

Lại có tiếng nói:

“Ông không biết thật sao? Vậy tôi sẽ nhắc cho ông nhớ. Vào đời nhà Kim, ông làm chức thống lãnh binh lính, chúng tôi đều là thuộc hạ dưới quyền của ông. Ông ra lệnh cho chúng tôi canh giữ cửa ra vào chỗ đóng quân.

Trong bọn chúng tôi có hai người lén xuống núi, gặp một phụ nữ đi một mình liền cưỡng hiếp. Cô ta về nói với chồng, chồng cô tức giận đến báo với ông. Song ông không chịu điều tra xem ai là người phạm tội, lại hạ lệnh xử chém hết thảy 18 người giữ cổng chúng tôi. Hai tên phạm tội cưỡng hiếp, cố nhiên đáng tội chết, nhưng chúng tôi không liên quan gì đến việc làm tội lỗi của họ, lại bị ông xử chém.

Oán thù như thế, làm sao có thể không trả? Chúng tôi theo ông đã hơn 200 năm, nhưng ông biết tin theo Phật, những đời trước đều làm thiện tích đức, nay lại xuất gia nghiêm trì giới luật, nên lúc nào cũng có thiện thần hộ pháp theo bảo vệ, chúng tôi không dám xâm phạm.

Mới đây nhìn thấy thịt chó ông khởi tâm muốn ăn, như vậy là đã phá giới, khiến thiện thần hộ pháp đều xa lánh, chúng tôi mới có cơ hội báo oán này. Nay ông lại tụng kinh cầu nguyện giải trừ oan trái, vậy chúng tôi cho ông thêm ba năm nữa, sau đó nhất định quay lại lấy mạng ông”.

Từ đó, quả nhiên nhọt độc của hòa thượng Hàm Huy không phát tác nữa. Nhưng đúng ba năm sau, chúng phát tác trở lại kịch liệt hơn lần trước, thối rữa và làm cho đau nhức không sao chịu nổi. Những cái nhọt độc oan nghiệt ấy đã hành hạ ông mãi cho đến chết. Phải chăng đây chính là luật nhân quả mà ông phải gánh chịu?

TH!


Những hiểu nhầm về luật Nhân Quả không phải ai cũng biết

Một trong những hiểu nhầm về luật nhân quả khá cơ bản đó là ta tin rằng không thể thay đổi được nữa rồi, chúng ta phải chấp nhận số phận thôi.

Thế nhưng luật Nhân Quả không hoàn toàn là thuyết định mệnh. Nếu chấp nhận thuyết định mệnh thì không thể nào chúng ta đoạn tận được khổ đau.

Hậu quả của nghiệp có thể giảm nhẹ đi không chỉ giới hạn ở đời này mà còn vượt ra khỏi đời này nữa vì theo Phật giáo, cuộc sống không chỉ giới hạn ở sự tồn tại cá nhân và riêng lẻ. Kiếp sống hiện tại chỉ là một phần của vòng luân hồi (samsara) kéo dài qua không gian và thời gian.

Một sự hiện hữu nào đó đều luôn được một chuỗi các yếu tố lần lượt quy định và đến phiên nó, trở lại làm điều kiện để tạo nên nhiều sự kiện diễn ra sau đó nữa. Sự tồn tại, trong cùng một thời điểm, vừa là quả của một nhân đã tạo và là nhân đưa đến một quả khác.

Chúng sanh bị giam cầm trong vòng luân hồi của sự hiện hữu là kết quả từ chính hành động (nghiệp) của mình, hoặc tốt hoặc xấu. Do nghiệp quy định, hình thức tồn tại của chúng ta trong hiện tại có thể thay đổi hoặc biến mất cũng do nghiệp.

Điều này có thể xảy ra vì hiện tại không phải hoàn toàn là kết quả của nhân trong quá khứ. Hiện tại là nhân đồng thời cũng là quả.

Tuy nhiên, bản chất của Nghiệp là duyên sinh vô ngã, là bất định, có thể chuyển hóa. Đức Phật có dạy trong kinh Tăng nhứt A-hàm: “Nếu ai cho rằng, con người phải gặt hái trọn hậu quả của tất cả những hành động trong quá khứ thì không thể có đời sống đạo đức, và con người cũng không thể có cơ hội tận diệt phiền não. Nhưng nếu hiểu rằng, quả phải gặt tương xứng với nhân đã gieo thì ắt có đời sống đạo đức và con người có cơ hội dập tắt phiền não”.

Nếu nghĩ rằng: Do nghiệp mà một người không thông minh nên người đó phải chấp nhận, không cần phải học tập, trau giồi trí tuệ. Do nghiệp mà một người phải sống trong cảnh nghèo hèn khốn khó, người đó phải cam chịu, dù cố gắng phấn đấu cũng không ích gì… Đó đều là những quan niệm tiêu cực, là nhận thức sai lầm về Nghiệp

Nếu nghĩ những gì đang thọ nhận trong hiện tại đều là kết quả của nghiệp quá khứ, nghĩ như thế là hiểu chưa đúng về Nghiệp. Như Đức Phật đã dạy, con người là chủ nhân của Nghiệp.

Trong hiện tại, con người có thể tạo những nghiệp mang lại an lạc, hạnh phúc cho mình cho dù mình đang sống trong hoàn cảnh nào, đang phải nhận chịu quả báo của những nghiệp trong quá khứ đời này hay đời trước. Con người có thể tạo ra những nghiệp mới theo chiều hướng tích cực để khắc phục hậu quả của những nghiệp đã tạo trong quá khứ.

Con người có thể chuyển nghiệp ngay trong hiện tại và hoàn toàn đạt được an lạc hạnh phúc, giải thoát khỏi phiền não khổ đau ngay trong hiện tại.

Ở một bài kinh, khi có người hỏi: “Do nguyên nhân nào mà trên cõi thế gian có người yểu mạng, có người thọ mạng; có người bệnh hoạn, có người khỏe mạnh; có người xấu xí, có người đẹp đẽ.

Do nguyên nhân nào có người nghèo khổ, có người giàu sang; có người sinh ra trong gia đình bần tiện, có người sinh ra trong dòng dõi cao sang; có người ngu mê tăm tối, có người thông minh tài trí…”.

Đức Phật đã trả lời: “Tất cả chúng sinh đều mang theo cái nghiệp của chính mình như một di sản, như vật di truyền, như người chí thân, như chỗ nương tựa.

Chính vì cái nghiệp riêng của mỗi chúng sinh mỗi khác nên mới có cảnh dị đồng giữa các chúng sinh” (Trung A-hàm, kinh Anh vũ, 170; Trung bộ, kinh Tiểu nghiệp phân biệt, 135).

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News