Sức Khoẻ

15 món ăn, bài thuốc cải thiện triệu chứng bệnh ho gà

Đông y cho rằng ho gà là bệnh ho do ngoại cảm. Diễn biến bệnh tương đối dài, từ 4 - 8 tuần. Do vậy, ngoài việc dùng thuốc, có thể dùng một trong số món ăn bài thuốc sau để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh.

1. Đặc điểm của bệnh ho gà

Ho gà có đặc điểm là ho dạng co giật phát cơn cách giãn liên tục không ngừng, cuối cùng kèm tiếng vọng dạng gà gáy.

Bệnh được chia thành 3 giai đoạn:

– Giai đoạn ban đầu: Chừng khoảng 1 tuần, triệu chứng như cảm mạo, mũi tắc, chảy nước mũi, hoặc sốt sợ gió, họ âm nặng đục, đờm loãng hoặc dính đặc, dần tăng nặng, ăn kém.

– Giai đoạn ho có giật:Khoảng 3 – 6 tuần, xuất hiện ho co giật thành cơn. Khi ho mặt đỏ, mắt đỏ, gân mạch ở cổ đầu trương to, ho cong lưng gập gối, hai tay nắm, lưỡi thè ra ngoài, nước mắt nước mũi đan xen, tiếng ho liên tục không ngớt, cuối cùng hít thở sâu mà dừng.

Khi hít sâu, trong hầu phát ra tiếng rít dạng gà gáy, lặp đi lặp lại như vậy 2 – 3 lần mới có thể khạc ra đờm đặc dính hoặc nôn ra sữa. Mỗi ngày phát vài cơn hoặc vài chục cơn, ban đêm nặng hơn ban ngày.

– Giai đoạn hồi phục: Khoảng 2 – 3 tuần, lúc này số cơn giảm dần, thời gian ho co ngắn lại, tiếng gà gáy mất, nhưng ho không có sức, âm thanh khản đặc, tinh thần mệt mỏi.

Khi trẻ có biểu hiện mắc ho gà, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để khám và được hướng dẫn điều trị phù hợp.

2. Nguyên tắc ăn uống

Người bệnh ho gà do sốt, ho co giật, sức khỏe hư yếu, tiêu hóa kém, nên ăn các thức ăn giàu dinh dưỡng dễ tiêu như cháo, mì sợi, trứng luộc, thịt nạc băm…

Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả như đậu, biển đậu, giá đậu, cải xanh, cải củ, mướp… để tăng vitamin đồng thời tăng nhu động ruột, dạ dày tăng bài tiết các chất cặn bã trong cơ thể.

Giai đoạn phát bệnh nên uống nhiều nước giải nhiệt nhuận phổi như nước củ cải, nước lê, nước ngó sen, mật ong…

Kiêng ăn các thức ăn kích thích cay nóng, đồ biển tanh như tôm biển, cá biển, cua.

3. Món ăn bài thuốc điều trị ho gà

Bài 1: Tỏi 5 nhánh, bách bộ 15g, sinh cam thảo 5g, thêm đường phèn và nước vừa đủ, sắc thành 2 bát nước, chia 2 lần uống. Mỗi ngày 1 thang, dùng khi ho mới phát, sợ gió sốt, mũi tắc chảy nước mũi.

Bài 2: Lá tía tô tươi 10g, rửa sạch thái vụn, gạo tẻ 50g, nấu cháo loãng, thêm tía tô, đường phèn vừa đủ ăn nóng, sau khi ăn lên giường đắp chăn cho đổ mồ hội, dùng trong giai đoạn mới ho, sốt không có mồ hôi.

Hoặc gừng tươi 5g, bỏ vỏ thái lát mỏng, mứt hồng 1 quả bổ thành 2 mảnh, cho gừng tươi kẹp vào trong mứt hồng, hấp chín, bỏ gừng ăn hồng, ngày 1 2 lần, dùng khi ho mới phát, sốt.

Bài 3: Cúc vạn thọ 15g, khoản đông hoa 15g, sắc lấy 1 bát nước thêm đường phèn vừa đủ, uống ngày 1 thang, dùng trong giai đoạn mới ho, đờm dính.

Bài 4: Mía, mã thầy lượng bằng nhau, rửa sạch thái miếng nhỏ, thêm nước vừa đủ, nấu canh, dùng uống tùy ý, chữa sốt miệng khát.

Bài 5: Lá tỳ bà tươi 7 lá, cạo lông rửa sạch, thiên trúc tử tươi 7 củ, cùng sắc uống thay trà. Dùng hỗ trợ cho giai đoạn ho co giật, tiếng ho không dứt.

Bài 6: Củ cải trắng 1-2 củ, ép lấy nước, thêm đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy, chia uống ngày 1 thang, dùng trong giai đoạn ho co giật, họng khô hầu ngứa.

Bài 7: Lê 1-2 quả, gọt vỏ, thái lát mỏng, bột xuyên bối 3g, 3 thìa đường trắng, thêm 1/2 bát nước cơm đun cách thủy uống, ngày 2 lần sớm tối, dùng trong giai đoạn ho co giật, ăn kém.

Bài 8: Phổi lợn 250g, rửa sạch, thái miếng, quả la hán 1 quả, cắt nhỏ, thêm nước nấu canh, dùng trong giai đoạn ho co giật, ho thở gấp.

15 món ăn, bài thuốc cải thiện triệu chứng bệnh ho gà

Nước ép củ cải trắng giúp giảm khô, ngứa họng.

Bài 9: Kê nấu thành cháo đặc, lấy ra 1 bát con, cho vào 15ml nước trúc lịch tươi, quấy đều dùng uống, dùng hỗ trợ cho giai đoạn ho co giật, ăn ít, đại tiện táo.

Bài 10: Hạt tía tô 15g, hạt cũ cải 15g, bách bộ 10g, cùng sắc lấy 100ml nước thuốc, gạo tẻ 50g, thêm nước vừa đủ nấu cháo đặc, hòa nước thuốc và đường phèn vừa đủ vào quấy đều, lại đun sôi dùng uống, trong giai đoạn ho có giật, ho thở gấp.

Bài 11: Chim sẻ 1 con làm sạch, bỏ đường phèn vào bụng chim, hấp cách thủy đến chín nhừ, ăn nóng, mỗi ngày ăn 1 lần trong vài ngày, dùng cho giai đoạn sau co giật, sức khỏe hư yếu.

Bài 12: Cà rốt 100g rửa sạch thái lát, hồng táo 10 quả, đường phèn vừa đủ, thêm nước cùng nấu, ăn điểm tâm, mỗi ngày 1 thang, dùng trong giai đoạn hồi phục, sức khỏe hư yếu.

Bài 13: Lạc nhân 100g, thêm nước vừa đủ nấu chín nhừ, thêm đường phèn, ăn điểm tâm trong vài ngày liền, dùng trong giai đoạn hồi phục, sức khỏe hư yếu.

Bài 14: Ngân nhĩ 25, ngâm nở, rửa sạch, bách hợp 1 quả bóc ra rửa sạch, thêm nước vừa đủ, nấu chín nhừ ăn điểm tâm, dùng trong giai đoạn hồi phục, sức khỏe hư yếu.

Bài 15: Thiên đông 15g, mạch đông 15g, cùng sắc lấy 100ml nước thuốc, gạo tẻ 50g, nấu thành cháo đặc, hòa nước thuốc vào, trộn đều lại đun sôi dùng ăn. Dùng trong giai đoạn hồi phục sức khỏe.

Ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng gây dịch. Nhờ tiêm chủng vaccine Việt Nam đã giảm đáng kể tỷ lệ mắc ho gà, tuy nhiên đây vẫn là bệnh truyền nhiễm hông thể chủ quan.

Để đạt được hiệu quả phòng bệnh cao, trẻ em cần tiêm vaccine phòng bệnh ho gà theo lịch sau:

– Tiêm mũi 1 vaccine phối hợp bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B-Hib (DPT-VGB-Hib): Khi trẻ 2 tháng tuổi.

– Tiêm mũi 2 vaccine DPT-VGB-Hib: khi trẻ 3 tháng tuổi.

– Tiêm mũi 3 vaccine DPT-VGB-Hib: khi trẻ 4 tháng tuổi.

– Tiêm nhắc vaccine DPT mũi 4 khi trẻ 18 tháng tuổi.

Các vaccine này được cung cấp miễn phí cho trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng tại tất cả các trạm y tế xã phường trên toàn quốc.

Ngoài ra, để chủ động phòng bệnh cho trẻ nhỏ trước khi bước vào độ tuổi tiêm chủng, các bà mẹ có thể tiêm vaccine phối hợp phòng bệnh uốn ván – bạch hầu – ho gà (Tdap) trong thời gian mang thai.

Tiêm chủng đủ mũi, đúng lịch là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh ho gà.

Mời bạn xem thêm video:

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News