Sức Khoẻ

22 tác dụng phụ của thuốc tránh thai

Có thể nói thuốc tránh thai đường uống là hình thức tránh thai nội tiết được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Tuy đem lại hiệu quả cao nhưng biện pháp tránh thai này cũng gây ra một vài tác dụng phụ. Vậy tác dụng phụ của thuốc tránh thai là gì?

Về cơ bản, loại thuốc này là sự kết hợp của hormone estrogen và progestin hoặc chỉ đơn thuần là progestin. Khi sử dụng đúng cách cùng với liều lượng thích hợp, hiệu quả mà biện pháp này đạt được có thể lên đến 99%. Thế nhưng, việc uống các viên thuốc tránh thai hằng ngày hay khẩn cấp cũng đều tồn tại những tác dụng phụ dài hạn và ngắn hạn mà bạn có thể gặp phải.

Dưới đây là những tác dụng phụ ngắn hạn khác nhau mà phụ nữ có thể gặp phải khi dùng thuốc tránh thai:

1. Tác dụng phụ của thuốc tránh thai hàng ngày gây buồn nôn

Buồn nôn là tác dụng phụ phổ biến nhất khi uống thuốc ngừa thai. Phụ nữ thường cảm thấy buồn nôn đến 3 tháng kể từ khi bắt đầu dùng thuốc. Triệu chứng này có thể trở nên tệ hơn nếu bạn uống thuốc khi đang đói. Do vậy, tốt hơn hết nên sử dụng thuốc cùng với thức ăn. Thông thường, tình trạng này sẽ tự giảm sau 3 tháng.

2. Tác dụng phụ của thuốc tránh thai gây đau ngực

Tác dụng phụ của thuốc tránh thai có thể khiến bạn bị đau ngực, thậm chí là đau nhức dữ dội. Để giảm đau, bạn có thể mặc các loại áo ngực mềm, hạn chế lượng muối sử dụng trong chế độ ăn và giảm tiêu thụ cả những thực phẩm có caffein.

3. Tác dụng phụ thuốc tránh thai: Thay đổi tâm trạng

Uống thuốc tránh thai có tác dụng phụ gì? Nhiều nghiên cứ đã chứng minh việc kiểm soát sự sản sinh nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến độ dày một số khu vực của não, đặc biệt là các bộ phận chịu trách nhiệm về cảm xúc và phản ứng. Điều này có thể dẫn đến sự thay đổi tâm trạng, thậm chí gây trầm cảm.

4. Tác dụng phụ của thuốc tránh thai gây đau nửa đầu

22 tác dụng phụ của thuốc tránh thai

Đã có nhiều báo cáo về trường hợp đau nửa đầu từ nhẹ đến nặng ngay khi bắt đầu uống thuốc ngừa thai. Cường độ của những cơn đau đầu sẽ khác nhau tùy theo tỷ lệ hormone của thuốc. Những cơn đau này thường sẽ giảm dần khi cơ thể đã bắt đầu quen với thuốc.

5. Thuốc tránh thai có tác dụng phụ gì? Gây tăng cân

Tăng cân cũng là một tác dụng phụ thuốc tránh thai hàng ngày phổ biến. Nguyên nhân gây ra tác dụng này là do sự lưu giữ chất lỏng trong các khu vực của cơ thể như hông và ngực. Tăng nồng độ estrogen trong cơ thể cũng có thể làm thay đổi kích thước và sự phân bố của các tế bào mỡ trong cơ thể.

6. Tác dụng phụ của thuốc tránh thai gây giữ nước

Uống thuốc tránh thai có tác dụng phụ gì? Ở phụ nữ uống thuốc ngừa thai, cơ thể có xu hướng giữ lại chất lỏng dư thừa ở các khu vực như vùng hông, mắt cá chân và ngực. Thuốc cũng ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn đường ruột gây nên sự gia tăng vi khuẩn, làm tăng sinh khí quá mức dẫn đến đầy hơi.

7. Tác dụng phụ của thuốc ngừa thai: Giảm ham muốn tình dục

Tác dụng phụ của thuốc tránh thai có thể khiến bạn giảm ham muốn tình dục là một tác hại của thuốc tránh thai. Điều này có thể là do ảnh hưởng của các triệu chứng khác như đau ngực hoặc đau đầu. Bên cạnh đó, thuốc ngừa thai cũng gây ra tình trạng khô âm đạo khiến cho chuyện chăn gối trở nên không thoải mái hoặc thậm chí đau đớn. Nếu trường hợp bạn bị đau vùng xương chậu sau khi quan hệ trong thời gian dùng thuốc, hãy nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn về cách điều trị.

8. Tác dụng phụ của thuốc tránh thai gây ra các vấn đề về da

Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể do thuốc tránh thai đường uống có thể dẫn đến các vấn đề về da như mụn trứng cá, nám và khô da.

9. Kích ứng âm đạo

Uống thuốc tránh thai có tác dụng phụ gì? Sự thay đổi nồng độ hormone do thuốc có thể làm giảm sự tiết dịch bôi trơn trong âm đạo. Điều này gây ra chứng khô, ngứa và khó chịu ở khu vực âm đạo.

10. Tác dụng phụ của thuốc tránh thai làm hình thành cục máu đông

Đây là một tác dụng phụ không mấy phổ biến nhưng lại rất nghiêm trọng của việc uống thuốc ngừa thai. Phụ nữ trên 35 tuổi, hút thuốc hoặc thừa cân có nguy cơ hình thành cục máu đông cao hơn khi dùng thuốc. Các triệu chứng của cục máu đông hình thành ở tim hoặc phổi bao gồm đau ngực và khó thở.

11. Kích ứng và đỏ da

22 tác dụng phụ của thuốc tránh thai

Thuốc ngừa thai cũng có thể gây kích ứng da, đỏ và sưng ở một số đối tượng.

12. Tác dụng phụ của thuốc tránh thai gây ra những đốm máu

Hầu hết phụ nữ bị chảy máu âm đạo hoặc có hiện tượng ra đốm máu giữa chu kỳ kinh nguyệt trong 3 tháng đầu sau khi họ bắt đầu uống thuốc ngừa thai. Tuy nhiên, triệu chứng này sẽ giảm dần trong vòng một vài tháng.

13. Những thay đổi trong dịch tiết âm đạo

Một số phụ nữ có thể bị tăng tiết dịch âm đạo khi đang dùng thuốc, trong khi số khác lại có thể bị khô. Nếu bạn nhận thấy dịch tiết có mùi khó chịu, hãy liên hệ với bác sĩ để loại trừ trường hợp nhiễm trùng.

14. Chậm kinh nguyệt

Khi uống thuốc ngừa thai thì có nguy cơ bạn sẽ gặp vấn đề chậm kinh nguyệt. Cơ hội bỏ qua một kỳ kinh nguyệt sẽ cao hơn nếu bạn đang bị căng thẳng, sức đề kháng không tốt hoặc có vấn đề về tuyến giáp trong khi dùng thuốc.

15. Tác dụng phụ của thuốc tránh thai gây các vấn đề về thị lực

Sự thay đổi nội tiết tố từ việc uống thuốc là nguyên nhân gây khô mắt, ảnh hưởng đến thị lực. Bên cạnh đó, tác dụng phụ giữ nước và sưng viêm cũng có thể gây ra những thay đổi về hình dạng giác mạc làm ảnh hưởng thị lực trực tiếp. Điều này đặc biệt nghiêm trọng hơn ở những đối tượng sử dụng kính áp tròng.

22 tác dụng phụ của thuốc tránh thai

16. Các vấn đề về tim mạch

Các loại thuốc kết hợp cả estrogen và proestin có thể gây ra các vấn đề về tim mạch chẳng hạn như tăng nguy cơ đông máu, đau tim và đột quỵ. Lưu ý rằng, nếu có tiền sử gia đình mắc bệnh tim hoặc cao huyết áp, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phương án giải quyết phù hợp.

17. Nguy cơ ung thư

Việc sử dụng thuốc tránh thai kéo dài có liên quan đến tình trạng tăng nguy cơ ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Chúng cũng có liên quan đến nguy cơ phát triển khối u lành tính trong ung thư gan.

18. Huyết khối tĩnh mạch sâu

Uống thuốc ngừa thai lâu dài có thể tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). DVT diễn ra trong các tĩnh mạch sâu của chi dưới và là một dạng của cục máu đông. Điều này rất nguy hiểm, một mảnh của cục máu đông có thể vỡ ra và di chuyển đến tim hoặc động mạch phổi, gây ra cơn đau tim hoặc thuyên tắc phổi.

19. Gây thiếu hụt chất dinh dưỡng

Thuốc còn có tác dụng phụ lâu dài là gây suy giảm chất dinh dưỡng ở người dùng. Bởi lẽ, có một lượng lớn hormone trong thuốc ngăn cản các chất dinh dưỡng mà bạn dung nạp vào không được cơ thể hấp thụ đúng cách. Bên cạnh đó, nó cũng gây ra tình trạng stress oxy hóa, điều này có thể dẫn đến tổn thương tế bào gây lão hóa nhanh hơn. Biện pháp cải thiện là uống bổ sung vitamin E và C có thể giúp giảm tác dụng phụ này.

20. Các vấn đề về tuyến yên

Tuyến yên là một tuyến sản xuất hormone quan trọng trong não. Việc sử dụng biện pháp ngừa thai đường uống kéo dài cũng liên quan đến các vấn đề về tuyến yên, cụ thể là làm giảm kích thước của tuyến yên.

21. Tác dụng phụ của thuốc tránh thai gây sỏi mật

Tương tự như với trường hợp tuyến yên, những người bị sỏi mật cũng nhận thấy rằng, uống thuốc ngừa thai cũng làm tăng kích thước sỏi mật của họ.

22. Tác dụng phụ của thuốc tránh thai: Nhiễm nấm men

Thành phần estrogen trong thuốc có thể làm giảm lượng vi khuẩn tồn tại tự nhiên trong cơ thể. Điều này có thể gây ra sự phát triển quá mức của nấm men, dẫn đến nhiễm trùng nấm men ở âm đạo. Các triệu chứng dễ nhận biết bao gồm ngứa, chảy mủ và đau rát. Trong trường hợp này, bạn cần phải đi khám để các bác sĩ đưa ra các biện pháp can thiệp nhằm điều trị tình trạng nhiễm nấm men kịp thời.

Thuốc tránh thai đường uống có rất nhiều loại khác nhau, vì thế bạn cần có sự tư vấn từ dược sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn loại phù hợp, tránh tác dụng không mong muốn. Cần đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức khi xuất hiện những dấu hiệu như đau bụng, sưng hoặc đau ở chân, đau ngực, khó thở, đau đầu dữ dội hoặc mờ mắt khi uống thuốc ngừa thai.

Dựa trên thông tin về tác dụng phụ của thuốc tránh thai đường uống trong ngắn hạn và dài hạn, bạn có thể quyết định có nên sử dụng chúng như một biện pháp ngừa thai hay không hoặc tìm kiếm cho mình một giải pháp khác.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News