Sức Khoẻ

3 bài thuốc thảo dược chữa đau dạ dày do huyết ứ

Theo y học cổ truyền chứng đau dạ dày do huyết ứ là chỉ chứng huyết không lưu thông, huyết đình trệ và ngưng đọng mà gây đau.

Trên lâm sàng bệnh đau dạ dày do huyết ứ thường biểu hiện bởi các cơn đau cố định ở một vị trí, không di chuyển, đau như kim châm, ấn vào đau chói, có khi nôn ra máu, đi ngoài phân đen. Nội soi thường có biểu hiện viêm loét dạ dày – tá tràng.

Bệnh phần nhiều do chức năng tỳ vị yếu lại ăn uống không phù hợp, hay căng thẳng thần kinh. Tỳ vị vốn nhiệt hay ăn các thứ cay nóng quá gây huyết nhiệt ứ, hoặc vị hư yếu hay ăn chua lạnh quá gây huyết hàn ngưng đều gây đau dạ dày do huyết ứ.

Phép trị chủ yếu hoạt huyết, hóa ứ, kiện tỳ vị…

– Nếu vì khí trệ trọng dụng vị hành khí thông huyết, tránh các thứ khó tiêu.

– Vị nhiệt nên ăn vị mát dễ tiêu, tránh vị cay nóng.

– Vị hàn thống nên ăn vị bổ ấm tránh vị hàn lạnh.

Chứng huyết ứ để lâu không điều trị không chỉ gây đau thượng vị mà còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể.

3 bài thuốc thảo dược chữa đau dạ dày do huyết ứ

Đương quy – chủ dược trong bài Thông khiếu hoạt huyết thang gia giảm trị đau dạ dày.

3 bài thuốc thảo dược thường dùng để chữa đau dạ dày do huyết ứ

1. Bài ‘Thông khiếu hoạt huyết thang gia giảm’ 

– Biểu hiện thường gặp: Đau thượng vị lan sang hông sườn.

– Thành phần bài thuốc gồm các vị thuốc sau: Đương quy 14g, xuyên khung 14g, xích thược 14g, đơn bì 14g, hương phụ 14g, ô dược 14g, ngưu tất 12g, đào nhân 12g, cam thảo 6g.

– Cách dùng: Sắc uống. Ngày 1 thang chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.

– Tác dụng: Thông khiếu, hoạt huyết, hóa ứ, hành khí, chỉ thống… trị đau thượng vị, đau tức ngực sườn do huyết ứ, khí trệ.

– Giải phương:

  • Đương quy, đào nhân hoạt huyết, hóa ứ là chủ dược.
  • Xuyên khung, xích thược hoạt huyết hóa ứ.
  • Ngưu tất hoạt huyết, thông ứ, hoạt lạc.
  • Cam thảo điều hòa các vị thuốc.

– Gia giảm:

  • Nếu ăn nóng đau tăng là “huyết nhiệt ứ” gia sinh địa, tăng vị đơn bì.
  • Nếu gặp lạnh đau tăng là “huyết hư hàn ứ” gia càn khương, nhục quế, giảm đơn bì.
  • Nếu bụng đầy tức do “khí trệ huyết ứ” gia trần bì, tô tử, vị khí hành thì huyết ứ sẽ thông.
  • Nếu ứ huyết đau nhiều gia huyền hồ, hồng hoa.
  • Nếu đau sườn phải do can huyết uất gia uất kim, đan sâm.
  • Nếu ăn kém do tỳ vị khí hư gia đẳng sâm, hoặc nhân sâm vị bổ khí khi khí hành huyết thông.

– Kiêng kỵ: Chứng tỳ hư, xuất huyết tiêu hóa, đi ngoài phân đen, không có huyết ứ không dùng.

3 bài thuốc thảo dược chữa đau dạ dày do huyết ứ

Xích thược trong bài Tiêu giao hóa ứ gia giảm trị đau dạ dày.

2. Bài ‘Tiêu giao hóa ứ gia giảm’

– Biểu hiện:Vị thống (đau vùng thượng vị) huyết ứ kèm thiếu máu cơ tim.

– Thành phần gồm các vị thuốc sau:Đương quy 16g, xích thược 16g, xuyên khung 14g, bạch truật 12g, phục linh 14g, sài hồ 12g, hương phụ 12g, trần bì 12g, thanh bì 12g, chích thảo 6g, đào nhân, cát cánh 10g, hồng hoa, sinh khương 12g.

– Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.

Hoặc làm hoàn uống viên to bằng hạt ngô đồng, 10-15 viên/lần uống, 2 lần/ngày.

– Tác dụng: Kiện tỳ vị, khai can uất, hoạt huyết, thông khí trệ… Khi kiện tỳ vị giúp tỳ sinh huyết hóa thấp thông trệ, can hòa huyết điều huyết, tâm điều huyết mạch, từ đó chứng huyết ứ đau thượng vị thiếu máu cơ tim tự khỏi.

– Kiêng kỵ: Chứng vị hỏa thịnh, miệng khô khát, răng miệng chảy máu không có huyết ứ không dùng.

3 bài thuốc thảo dược chữa đau dạ dày do huyết ứ

Xuyên khung trong bài Cách hạ trục ứ thang gia giảm trị đau dạ dày.

3. Bài ‘Cách hạ trục ứ thang gia giảm’

– Biểu hiện: Vị thống huyết ứ kèm đau hông sườn gan lách.

– Thành phần bài thuốc gồm các vị sau: Xuyên khung 12g, đương quy 12g, đơn bì 12g, huyền hồ 12g, hương phụ 12g, ô dược 12g, cam thảo 5g.

– Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang. Chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.

– Tác dụng: Hoạt huyết hóa ứ, hành khí chỉ thống…

Chứng huyết ứ đau thượng vị (dạ dày) cách trị tương đồng với chứng huyết ứ dưới cơ hoành hoặc hình thành khối u đau gan lách đều trị chủ yếu hoạt huyết hóa ứ hành khí chỉ thống. Khi dùng bài hoạt huyết hóa ứ thì chứng đau thượng vị đau hông sườn cũng giảm “thông bất thống thống bất thông”.

– Kiêng kỵ: Người có tuổi hư nhược xuất huyết nhiều nơi không dùng.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News