Sức Khoẻ

3 cách đơn giản giúp cải thiện viêm lợi tại nhà

Viêm lợi (hay viêm nướu) là giai đoạn sớm nhất của bệnh nướu răng, có thể dẫn đến mất răng. May mắn thay, viêm lợi có thể được điều trị dễ dàng tại nhà bằng các biện pháp tự nhiên.

Viêm lợi là tình trạng xảy ra rất phổ biến. Các triệu chứng của viêm lợi bao gồm nướu sưng đỏ, sưng tấy, có thể chảy máu khi đánh răng… Tuy nhiên các tình trạng này có thể ngăn ngừa được.

1. Nguyên nhân gây viêm lợi

Viêm lợi là tình trạng lợi bị viêm do tích tụ nhiều mảng bám trên răng. Mảng bám răng là một chất bám dính, có thể loại bỏ bằng cách vệ sinh răng miệng đúng cách.

Nếu không vệ sinh răng miệng đúng cách, mảng bám có thể tích tụ theo đường viền lợi, dẫn đến viêm lợi với biểu hiện lợi bị viêm chảy máu khi chải răng.

Nếu không được điều trị, viêm lợi có thể dẫn đến viêm nha chu – giai đoạn nặng hơn của bệnh nướu răng này khiến lợi bị tụt xuống… thậm chí có thể làm mòn xương xung quanh, khiến răng bị lung lay. Trong trường hợp nghiêm trọng, răng có thể bắt đầu rụng.

2. Các biện pháp khắc phục tại nhà

Dấu hiệu chính của viêm lợi là lợi thường xuyên chảy máu khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa. Để tránh phát triển bệnh nướu răng, cần điều trị các triệu chứng của bệnh viêm nướu (lợi) ngay khi nhận thấy triệu chứng này.

Có thể thử các phương pháp điều trị viêm lợi tại nhà sau đây:

2.1. Súc miệng bằng nước muối

3 cách đơn giản giúp cải thiện viêm lợi tại nhà

Có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà để phòng ngừa và trị viêm lợi.

Nước muối có tác dụng sát khuẩn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng súc miệng bằng dung dịch nước muối có thể làm dịu nướu bị sưng do viêm nướu.

Để sử dụng nước muối súc miệng:

  • Rót nước sôi vào ly và để nguội đến âm ấm
  • Cho 3/4 muỗng cà phê muối vào nước, khuấy đều
  • Súc quanh miệng và nhổ ra
  • Lặp lại đến ba lần mỗi ngày

2.2. Một số nước súc miệng tự chế

Nước súc miệng tinh dầu sả: Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy, tinh dầu sả chanh có quả trong việc giảm viêm nướu và các mảng bám so với nước súc miệng truyền thống.

Để làm nước súc miệng này, pha loãng 2 đến 3 giọt dầu sả trong nước. Lấy dung dịch này súc miệng rồi nhổ ra. Lặp lại đến ba lần mỗi ngày.

Nước súc miệng nha đam: Một nghiên cứu năm 2016 phát hiện ra rằng lô hội có hiệu quả như thành phần hoạt tính trong nước súc miệng truyền thống trong việc điều trị các triệu chứng viêm lợi.

Nước nha đam không cần pha loãng và có thể sử dụng riêng, miễn là nó nguyên chất. Tương tự như các loại nước súc miệng khác, ngậm nước nha đam trong miệng sau đó nhổ ra. Lặp lại tối đa ba lần mỗi ngày.

Nước súc miệng tinh dầu trà: Một nghiên cứu năm 2014 phát hiện ra rằng nước súc miệng bằng tinh dầu trà có thể làm giảm đáng kể tình trạng chảy máu do viêm lợi.

Để làm nước súc miệng bằng tinh dầu trà, chỉ cần nhỏ 3 giọt tinh dầu trà vào một cốc nước ấm, sau đó sử dụng theo cách tương tự như các loại nước súc miệng tự chế khác ở trên.

Dầu cây trà có thể tương tác với một số loại thuốc, vì vậy tốt nhất bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng lần đầu tiên.

Nước súc miệng cây xô thơm: Một nghiên cứu năm 2015 phát hiện ra rằng vi khuẩn gây ra mảng bám đã giảm đáng kể nhờ nước súc miệng xô thơm.

Để làm nước súc miệng bằng cây xô thơm, thêm 2 thìa cây xô thơm tươi hoặc 1 thìa cây xô thơm khô vào nước sôi. Đun nhỏ lửa trong 10 phút, sau đó lọc hỗn hợp và để nguội. Sử dụng dung dịch thu được như với các loại nước súc miệng tự chế khác.

Nước súc miệng lá ổi: Loại nước súc miệng này có thể giúp kiểm soát mảng bám do chất kháng khuẩn của lá ổi. Dung dịch này cũng có thể làm giảm viêm.

Để làm nước súc miệng bằng lá ổi, chỉ cần vò nát 6 lá ổi rồi cho vào 1 cốc nước sôi. Hỗn hợp thu được sau đó nên được đun nhỏ lửa trong 15 phút, để nguội (cho thêm vài hạt muối) và sử dụng.

2.3. Gel nghệ

3 cách đơn giản giúp cải thiện viêm lợi tại nhà

Gel nghệ có thể giúp điều trị viêm lợi.

Nghệ được sử dụng trong nhiều phương pháp điều trị tại nhà vì nó có đặc tính chống viêm và chống nấm. Ngiên cứu thực hiện vào năm 2015 cho thấy, một loại gel có chứa nghệ có thể giúp ngăn ngừa mảng bám và viêm lợi.

Để sử dụng trong điều trị viêm nướu, nên thoa gel nghệ lên nướu và để trong 10 phút trước khi rửa sạch với nước và nhổ ra.

3. Phòng ngừa viêm lợi thế nào?

Điều quan trọng là phải giữ vệ sinh răng miệng tốt để ngăn ngừa viêm lợi. Do đó, nên:

  • Đánh răng trong 2 phút, hai lần mỗi ngày
  • Dùng chỉ nha khoa hàng ngày để loại bỏ các mảnh thức ăn dẫn đến vi khuẩn và mảng bám tích tụ
  • Sử dụng nước súc miệng
  • Ăn chế độ ăn ít đường
  • Bỏ hoặc tránh hút thuốc
  • Sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm và thay bàn chải thường xuyên
  • Sử dụng bàn chải đánh răng điện nếu có thể
  • Khám và vệ sinh răng miệng thường xuyên

Chải răng đúng cách

Để đánh răng đúng cách bằng bàn chải đánh răng thông thường, mọi người nên:

  • Giữ bàn chải đánh răng ở góc 45 độ so với nướu răng
  • Sử dụng lực vừa phải, giữ cọ như một cây bút để không ấn quá mạnh
  • Chải mọi mặt của mỗi răng
  • Đưa cọ răng theo hình tròn, ngắn
  • Chải ít nhất 2 phút, hai lần mỗi ngày

Cách dùng chỉ nha khoa đúng cách

Để dùng chỉ nha đúng cách, nên:

  • Giữ cho sợi chỉ tơ được căng bằng cách quấn quanh một ngón tay trên mỗi bàn tay
  • Trượt chỉ nha khoa giữa mỗi răng và dọc theo đường viền nướu để tạo thành hình chữ c
  • Nhả chỉ nha khoa tươi hơn, khi quá trình di chuyển quanh miệng

4. Khi nào đến gặp bác sĩ

Nếu các phương pháp điều trị tại nhà không hiệu quả, cần đi khám để được bác sĩ tư vấn và điều trị đúng cách.

Thông thường, bác sĩ sẽ làm sạch răng, tư vấn cách chăm sóc răng tại nhà và kê đơn nước súc miệng có thuốc để điều trị viêm lợi…

Mời bạn xem thêm video

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News