Sức Khoẻ

4 bài thuốc chữa đau dạ dày do suy giảm chức năng tiêu hóa

Đau dạ dày (bao tử) do vị khí hư là chứng bệnh thường gặp trên lâm sàng, phần nhiều do vị khí bất túc, chức năng hấp thu thức ăn tỳ vị sút kém, ảnh hưởng dinh dưỡng sức khỏe toàn thân.

Biểu hiện của bệnh đau dạ dày do vị khí hư là hay đau âm ỉ vùng thượng vị, ấn vào cảm thấy dễ chịu đỡ đau.

Theo Đông y, nếu bụng đau lâm râm cồn cào, ăn vào tạm dễ chịu, thở gấp, ăn kém là “vị khí hư”.

Nếu hay đau tức hông sườn do “vị hư can khí phạm vị”.

Nếu ăn không ngon không cảm thấy mùi vị thức ăn là “vị khí hư nặng”.

Nếu ăn vào hay nôn trớ, ói thức ăn do “vị khí yếu, lại kiêm cả trệ”. Nguyên nhân phần nhiều do ăn uống không điều độ, cơ thể mệt nhọc hư tổn, do ngoại tà làm tổn hại vị khí mà gây bệnh.

4 bài thuốc chữa đau dạ dày do suy giảm chức năng tiêu hóa

Đau dạ dày khiến ta khó chịu.

Phép trị: Chủ yếu bổ hư kiện tỳ vị, hòa huyết, hóa trệ… Người bệnh nên ăn uống điều độ, tránh lo lắng thái quá mà ảnh hưởng đến tỳ vị…

Dưới đây là 4 bài thuốc quý chữa đau dạ dày do vị khí hư theo đối chứng trị liệu:

1. Bài Hoàng kỳ kiến trung thang gia giảm

– Biểu hiện: Đau âm ỉ thượng vị, gặp lạnh đau tăng, “vị hư hàn”.

– Thành phần: Hoàng kỳ 20g, bạch thược sao 20g, quế chi 18g, chích thảo 6g, sinh khương 12g, mạch nha (di đường kẹo mầm lúa) 40g, đại táo 20g.

– Cách dùng: Sắc nước bỏ bã, cho di đường kẹo mạch nha vào uống nóng.

– Tác dụng: Ôn bổ tỳ vị, bổ hư, thông dương, điều hòa trung tiêu… trị chứng tỳ vị hư hàn dẫn đến đau bụng.

Đau dạ dày do vị khí hư phần nhiều do vị khí hư yếu, kinh mạch không được nuôi dưỡng mà gây nên đau. Khi bổ tỳ vị thông dương hòa trung, khí huyết lưu thông, chứng đau do vị hư tự khỏi.

4 bài thuốc chữa đau dạ dày do suy giảm chức năng tiêu hóa

Hoàng kỳ – vị thuốc trong bài Hoàng kỳ kiến trung thang gia giảm trị đau dạ dày.

– Gia giảm

  • Nếu huyết hư người gầy gia thêm đương quy gọi là Đương quy kiến trung thang kiêm thêm tác dụng bổ huyết trị.
  • Nếu khí huyết đều hư tiểu tiện không tự chủ gia hoàng kỳ, đảng sâm, đương quy vào bản phương là Sâm kỳ quy kiến trung thang.

Kiêng kỵ: Chứng tỳ vị thực nhiệt miệng khô khát, cầu táo khó, chứng phế nhiệt ho khan đàm vàng.

2. Bài Lục quân tử thang gia giảm

– Biểu hiện: Đau thượng vị kèm ho đờm nhiều “vị khí ngoại cảm”.

– Thành phần: Nhân sâm 12g, phục linh 14g, bạch truật 12g, sa nhân 8g, thần khúc 12g; chích thảo 6, trần bì 6g, bán hạ chế 8g, chỉ thực 6g, mộc hương 6g.

– Cách dùng: Sắc uống, ngày 1 thang. Chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.

4 bài thuốc chữa đau dạ dày do suy giảm chức năng tiêu hóa

Nhân sâm – vị thuốc trong bài Lục quân tử thang gia giảm.

– Tác dụng: Ích khí, kiện tỳ, dưỡng vị, tiêu đàm… trị chứng khí hư có đờm, trướng bụng, ăn ít, đau bụng râm ran, nôn mửa, sôi bụng, đi ngoài phân lỏng.

Bài này thích hợp với người vị khí hư, kèm ngoại cảm phong hàn nội đàm trệ, chứng vị khí hư hàn tà, nấc cụt nôn ói, bụng trướng đầy do vị khí nghịch lên.

Kiêng kỵ: Chứng tỳ vị thực nhiệt, cầu táo khó, nước tiểu vàng.

3. Sâm linh bạch truật tán gia giảm

– Biểu hiện: Tiêu chảy kéo dài, vị khí hư kèm “viêm đại tràng”.

– Thành phần: Nhân sâm 12g, bạch truật 12g, phục linh 14g, hoài sơn 12g, liên nhục 14g, bạch biển đậu 14g, cát cánh 10g, chích thảo 6g, sa nhân 8g, trần bì 6g, đại táo 12g.

– Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần, uống khi thuốc còn ấm.

– Tác dụng: Bổ khí kiện tỳ vị, thẩm thấp, lý khí hóa đàm… chữa tỳ vị khí hư, rối loạn tiêu hóa kéo dài, viêm đại tràng mạn tính.

– Kiêng kỵ: Đau dạ dày do nhiệt miệng khô khát, cầu táo khó.

4 bài thuốc chữa đau dạ dày do suy giảm chức năng tiêu hóa

Đảng sâm – vị thuốc trong bài Phụ tử lý trung gia giảm.

4. Bài Phụ tử lý trung gia giảm

– Biểu hiện: Chân tay lạnh, ăn lạnh đau tăng, “vị khí hư, thận khí hư”.

– Thành phần: Đảng sâm 14g, bạch truật 12g, can khương 12g, hoài sơn 14g, trần bì 12g, chích thảo 6g, sa nhân 8g.

-Tác dụng: Ôn dương khử hàn, bổ tỳ vị, hành khí hóa trệ… trị chứng tỳ vị hư hàn, đau lâm râm vùng thượng vị mạn, đại tiện lỏng, môi lưỡi nhợt nhạt, mạch trầm trì…

Đau dạ dày do tỳ vị hư hàn phần nhiều do khí hư hàn huyết ngưng trệ mà đau. Khi tỳ vị ôn ấm thêm thuốc bổ khí hành trệ, từ đó tỳ vi vận hóa tốt, ăn ngon, đau thượng vị do hàn trệ tự khỏi.

Gia giảm:

– Nếu kiết lỵ mạn tính gia hoàng liên để lý khí hóa trệ.

– Nếu đi cầu ra máu gia a giao, ngải diệp, hoa hòe để chỉ huyết.

– Nếu ho đờm nhiều gia bán hạ, bạch linh để táo thấp hóa đờm.

Kiêng kỵ: Chứng đau dạ dày do nhiệt, miệng khô khát, cầu táo khó.

5. Lưu ý phòng ngừa bệnh đau dạ dày

  • Cần ăn sáng đầy đủ, ăn đúng giờ giấc, đảm bảo ăn chín, uống sôi.
  • Nên ăn nhiều rau xanh, thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ để tránh áp lực co bóp cho dạ dày.
  • Tránh uống nước ngọt có gas, rượu bia…
  • Không ăn bốc, đồng thời tập thói quen vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng kháng khuẩn trước khi ăn.
  • Hạn chế ăn các loại gia vị cay như tiêu, ớt, mù tạt, đồng thời tránh ăn nhiều đồ chua hay các loại trái cây có vị chua.
  • Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và chú ý không nên ăn quá nhiều thức ăn 1 bữa.
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể, tuy nhiên tránh uống nhiều ngay trước và sau khi ăn.
  • Hạn chế ăn vặt hay ăn các loại đồ chế biến sẵn ở ngoài hàng quán.
  • Không nên ăn khuya và chú ý dùng bữa tối trước khi đi ngủ ít nhất 2 – 3 giờ.
  • Tránh đi nằm ngay hay vận động mạnh khi vừa mới ăn xong.
  • Chú ý duy trì chế độ ăn nhạt, không nên nêm nếm quá nhiều muối hay gia vị khi chế biến thức ăn.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News