Sức Khoẻ

Bài thuốc chữa phong tê thấp từ cây hy thiêm

Tác dụng chữa bệnh của cây hy thiêm đã được ghi lại trong các sách thuốc cổ -Trung dược đại từ điển - chữa phong tê thấp, đau nhức xương.

1. Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh

Theo Đông y, bệnh phong tê thấp ở hệ vận động được gọi chung là chứng tý. Khi sức đề kháng của cơ thể suy yếu, các yếu tố gây bệnh (phong, hàn, thấp) tác động vào cơ thể qua da, lông rồi theo đường kinh lạc đi khắp cơ thể gây ra các rối loạn hoạt động của khí huyết (tắc nghẽn hoặc ứ trệ) mà sinh bệnh.

Bệnh hay gặp vào những lúc thời tiết thay đổi, áp thấp nhiệt đới hoặc thời tiết ẩm thấp. Nguyên tắc điều trị là khu phong tán hàn, trừ thấp trục ứ bằng các bài thuốc sắc hoặc xoa bóp bấm huyệt hay chườm, xông, đắp thuốc tại chỗ đau.

Theo y học hiện đại, những bệnh có liên quan đến phong tê thấp đều có bệnh danh rõ ràng như thấp tim, viêm đa khớp dạng thấp, loãng xương, viêm khớp, lao khớp, thoái hóa khớp… Tùy bệnh mà dùng thuốc, có thể dùng thuốc (điều trị nội khoa) hoặc thay khớp nếu cần (điều trị ngoại khoa).

2.Đặc điểm và công dụng của cây hy thiêm

Cây hy thiêm tên khác cỏ đĩ, cứt lợn, chó đẻ hoa vàng, nụ áo rìa. Tên khoa học là Siegesbechia Orientalis L. Thuộc họ Cúc Asteraceae.

Hy thiêm đầu tiên thấy dùng ở nước Sở (miền Nam Trung Quốc). Người Sở gọi lợn là “hy”; thứ cỏ này có mùi hôi như lợn nên gọi là “hy”; còn “thiêm” có nghĩa là thứ cỏ đắng, cay, có độc. Chữ “cứt lợn” là dịch nghĩa Việt của chữ “Hy thiêm”. Nhưng cần lưu ý là “cứt lợn” còn chỉ một cây khác cũng thuộc họ Cúc, bà con ta thường dùng nấu với bồ kết để gội đầu cho thơm và sạch gầu. Còn tên “chó đẻ” lại thường dùng để chỉ “cây chó đẻ răng cưa”, thuộc họ Thầu dầu. Một số địa phương gọi Hy thiêm là “cỏ đĩ” vì hoa cây nó có chất dính, khi người đi qua thường bị bám vào làm bẩn quần áo.

bài thuốc chữa phong tê thấp từ cây hy thiêm

Cây hy thiêm

Hy thiêm mọc hoang khắp nơi ở nước ta; còn thấy ở Trung Quốc, Nhật Bản, châu Úc, Philipin và nhiều nước khác. Vào khoảng tháng 4 – 5, khi cây sắp ra hoa, cắt toàn cây, đem phơi ngoài nắng tới gần khô, rồi mang vào nơi thoáng gió phơi đến khi khô hẳn; bó thành từng bỏ nhỏđể dùng dần.

Theo Bản thảo cương mục, dùng Hy thiêm phải nấu và phơi khô 9 lần (cửu chưng cửu sái) mới tốt, dùng tươi có thể gây nôn.

Kinh nghiệm của Đông y Việt Nam: Hy thiêm đem rửa sạch, phơi khô, tưới rượu và mật vào, đồ lên rồi phơi; tẩm – đồ – phơi tất cả 9 lần, sau đó sấy khô.

Dược liệu có vị đắng, tính hàn, hơi có độc, vào các kinh Can và Thận; có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, sát trùng, giải độc, hạ huyết áp; dùng để chữa chân tay tê bại, gối đau, lưng mỏi, viêm gan vàng da. Còn dùng đắp tại chỗ, chữa nhọt độc, ong đốt, rắn cắn.

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, hy thiêm có tác dụng chống viêm cấp và viêm mạn tính, giảm đau rõ rệt trên lâm sàng, an thần, hạ huyết áp và đường huyết.

3. Bài thuốc từ cây hy thiêm trị phong tê thấp

bài thuốc chữa phong tê thấp từ cây hy thiêm

Dược liệu hy thiêm được đưa vào sử dụng

3.1 Trừ phong thấp, lợi khớp, giải độc, chữa chân tay tê bại, miệng mắt méo lệch, bán thân bất toại, phong thấp cấp tính và mạn tính

Bài 1: Hy thiêm đem rửa sạch, phơi khô, tưới rượu và mật vào, đồ lên rồi phơi; tẩm đồ – phơi tất cả 9 lần sau đó sấy khô, tán nhỏ, viên với mậtthành viên nặng 9g; mỗi lần uống 1 viên, ngày uống 2-3 lần.

Bài 2: Hy thiêm 50g, thổ phục linh 20g, rễ cỏ xước 20g, lá lốt 10g; các dược liệu phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn, làm viên, ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 – 15g. Có thể ngâm rượu uống.

Bài 3: Hy thiêm 150g, hà thủ ô đỏ 50g, cỏ xước 50g, ké đầu ngựa 50g, khúc khắc 50g, tỳ giải 50g, bạch đầu ông 50g. Tất cả thái nhỏ, nấu thành cao mềm, rồi pha với đường và 250ml rượu 35°. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 1 thìa canh trước bữa ăn và trước khi đi ngủ.

Bài 4: Hoặc hy thiêm 60g, vòi voi 40g, lá lốt 20g, ké đầu ngựa 20g, thiên niên kiện 20g, thạch xương 10g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn bo 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Dùng 3 đợt, mỗi đợt 15 ngày, cách nhau một tuần.

2.2 Hạ huyết áp, an thần, chữa thần kinh suy nhược, mất ngủ

Hy thiêm thảo 20g, hoa hòe 20g, sắc uống.

2.3 Chữa ung nhọt độc, vếtthương ngoài da

Hy thiêm thảo 30g, nhũ hương 30g, bạch phàn (nung) 15g, nghiền mịn, mỗi lần uống 6g, chiêu bằng rượu ấm; bệnh nặng uống liên tục 3 lần. Cũng có thể lấy hy thiêm tươi, rửa sạch, giã nát đắp vào nơi tổn thương.

2.4 Chữa rắn cắn

Hy thiêm tươi, rửa sạch, giã nát đắp vào chỗ bị thương; lấy rễ cây hy thiêm đun nước uống thay trà; nếu dùng lá thì pha thêm chút đường đỏ, uống nguội (Trung Dược Đại Từ Điển).

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News