Sức Khoẻ

Bài thuốc hỗ trợ điều trị hẹp môn vị

Hẹp môn vị là hội chứng có biểu hiện chung là tình trạng lưu thông thức ăn, dịch dạ dày xuống tá tràng bị cản trở hoặc đình trệ hoàn toàn. Dưới đây là một số bài thuốc đông y hỗ trợ điều trị.

Bệnh hẹp môn vị dẫn đến dạ dày bị giãn to, dịch và thức ăn ứ đọng ở dạ dày sau 6 giờ vẫn chưa lưu thông hết.

Hẹp môn vị do nhiều nguyên nhân, thường gặp nhất là ung thư hang –  môn vị dạ dày, thứ hai là loét xơ chai biến dạng hành tá tràng, các nguyên nhân khác ít gặp.

Hẹp môn vị chia làm hai loại: Hẹp cơ năng hay thực thể.

Hẹp môn vị cơ năng chỉ cần điều trị nội khoa bằng kháng sinh, truyền dịch, các thuốc chống co thắt. Hẹp môn vị thực thể phải điều trị ngoại khoa, trước khi phẫu thuật phải bồi phụ nước, điện giải và cung cấp năng lượng cho bệnh nhân.

bài thuốc hỗ trợ điều trị hẹp môn vị

Hình ảnh môn vị bị hẹp.

Bệnh hẹp môn vị (phiên vị) theo Y học cổ truyền gọi là ế cách, phản vị. Ế cách là ăn vào thổ (nôn) ra ngay là bệnh có hỏa. Phản vị là ăn vào lâu mới thổ ra như ăn buổi sáng buổi chiều nôn, ăn buổi tối đến hôm sau nôn là bệnh không có hỏa.

1. Hẹp môn vị khi mới phát do đờm khí không thông, ứ trệ tại trung tiêu

1.1. Bài Đại bán hạ thang

Thành phần bài thuốc: Bán hạ chế 20g, cát lâm sâm 10g, bạch truật 20g.

Nước vừa đủ sắc kỹ, chế mật ong vào uống.

Ngày uống 1 thang, chia 2 -3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.

bài thuốc hỗ trợ điều trị hẹp môn vị

Củ bán hạ – vị thuốc trong bài Đại bán hạ thang hỗ trợ trị bệnh hẹp môn vị.

1.2. Bài nhị trần gia giảm

Thành phần bài thuốc: Trần bì 20g, bán hạ 30g, bạch linh 40g, cát lâm sâm 20g, đương quy 30g, hậu phác (sao gừng) 30g, cam thảo 5g.

Huyết khô ráo thì chế thêm sữa mẹ (mẹ đang cho con bú) vắt lấy sữa thêm nước gừng tươi vào uống. Nếu huyết hư suy (thiếu máu) thì phối hợp với tứ vật thang (khung, quy, thục, thược).

2. Hẹp môn vị do tỳ vị hư nhược (ruột, dạ dày suy nhược), ăn vào nôn ra

2.1. Dùng bài thuốc gồm các vị thuốc sau

Thành phần bài thuốc gồm: Cát lâm sâm 30g, sa nhân 20g, đinh hương 10g, bạch đậu khấu 30g, sinh khương 40g, trần mễ (gạo tẻ lâu ngày) 50g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.

bài thuốc hỗ trợ điều trị hẹp môn vị

Cát lâm sâm – vị thuốc trong bài thuốc hỗ trợ trị bệnh hẹp môn vị.

2.2. Hoặc dùng bài: Hương sa lục quân gia vị

Thành phần bài thuốc: Cát lâm sâm 30g, bạch linh 30g, bạch truật 30g, cam thảo 10g, bán hạ 20g, đinh hương 15g, hoắc hương 15g, sa nhân 12g, bạch đậu khấu 15g, trần bì 20g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.

3. Hẹp môn vị do tỳ vị hư hàn (ruột, dạ dày suy yếu ở thể lạnh)

3.1. Dùng bài Ôn vị thang

Thành phần bài thuốc: Cát lâm sâm 30g, bạch truật 30g, đương quy 30g, trần bì 20g, bào khương 15g, đinh hương 10g, sa nhân 10g, hoắc hương 25g, bạch đậu khấu 25g, hắc phụ tử 12g.

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.

3.2. Trường hợp tỳ vị hư hàn gây nôn chua, nuốt chua

Dùng bài thuốc sau: Cát lâm sâm 30g, bạch truật 30g, can khương 20g, chích cam thảo 10g, ngô thù du 15g, hoàng liên 30g, bán hạ 30g.

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.

4. Hẹp môn vị với các triệu chứng nuốt chua, nôn khan (thôn toan, thổ toan)

4.1. Trường hợp nuốt nước chua và nôn mửa ra nước chua do đờm thùy tràn dịch dùng bài nhị trần hợp với bài tả kim

Thành phần bài thuốc: Trần bì 20g, bán hạ 30g, bạch linh 40g, ngô thù du 15g, hoàng liên 20g, cam thảo 8g.

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.

bài thuốc hỗ trợ điều trị hẹp môn vị

Trần bì.

4.2. Trường hợp can đởm táo thịnh (gan, mật bị khô nóng ở mức cao) gây nên nuốt chua, nôn chua dùng bài Tiểu sài hợp với tả kim hoàn

Thành phần bài thuốc: Sài hồ 30g, hoàng cầm 20g, phòng đảng sâm 30g, bán hạ 20g, cam thảo 8g, ngô thù du 15g, hoàng liên 20g.

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News