Cơ Xương Khớp

Bệnh thoái hóa cột sống cổ và cách phòng tránh bệnh hiệu quả

Bệnh thoái hóa cột sống cổ (thoái hóa đốt sống cổ) đề cập đến sự phá vỡ kiến ​​trúc bình thường của các thành phần khác nhau của cột sống cổ. Bệnh thoái hóa cột sống cổ và thoái hóa cột sống lưng là hai tình trạng điển hình của bệnh lý thoái hóa cột sống.

Thoái hóa cột sống là bệnh phổ biến ở người cao tuổi liên quan đến quá trình thoái hóa tự nhiên của cơ thể hoặc sự hao mòn cột sống. Thực tế là hiện nay có không ít người trẻ mắc căn bệnh này. Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống cổ ở người trẻ là gì, làm thế nào để phòng tránh căn bệnh này là mối quan tâm của rất nhiều người. Cùng Hello Bacsi đi tìm căn nguyên gây ra bệnh thoái hóa cột sống cổ ở người trẻ và cách phòng tránh bệnh đơn giản mà hiệu quả.

Bệnh thoái hóa cột sống cổ là gì?

Thoái hóa cột sống cổ và thoái hóa cột sống lưng là hai tình trạng của bệnh lý thoái hóa cột sống. Thoái hóa cột sống đang trở thành một căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại. Có rất nhiều lý do khiến bạn bị thoái hóa cột sống như: thói quen sinh hoạt – vận động không hợp lý, chế độ ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng, yếu tố di truyền…

Bác sĩ có thể dễ dàng phát hiện tình trạng thoái hóa cột sống cổ thông qua các chẩn đoán dựa trên các kết quả xét nghiệm chụp chiếu hệ thống xương cột sống. Ngoài ra, người bệnh còn các dấu hiệu điển hình cơ bản như đau vùng sau cổ, mỏi cổ, mỏi bả vai, cánh tay. Thậm chí có những bệnh nhân bị thoái hóa lâu năm có thể có thêm các triệu chứng như đau cánh tay, có cảm giác đau buốt đến tận bàn tay, luôn cảm thấy đau đỉnh đầu và tức hốc mắt…

Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa cột sống cổ?

Hầu hết các bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ luôn có cảm giác đau buốt khó chịu ngay cả khi nghỉ ngơi. Mọi cử động xoay quanh vùng cổ đều khiến người bệnh phải chịu đau đớn. Những người làm các công việc phải ngồi nhiều, làm việc với máy tính, ít vận động như nhân viên văn phòng, công nhân trong các nhà xưởng, người có thói quen ngồi xem truyền hình nhiều giờ liền… thường có nguy cơ cao bị thoái hóa đốt sống cổ, vôi hóa cột sống.

Lý giải về cơ chế gây thoái hóa cột sống cổ phổ biến ở những người làm các công việc văn phòng là do:

  • Vị trí đặt tay trên bàn làm việc hay đối với máy tính quá cao hoặc quá thấp. Ngoài ra, việc giữ khoảng cách không hợp lý từ tay đến bàn làm việc hay máy tính cũng liên quan tới tình trạng thoái hóa.
  • Vùng cổ và vùng gáy không thường xuyên cử động linh hoạt (xoay trái hay xoay phải) hoặc chỉ giữ nguyên một tư thế (nhìn lên, nhìn xuống).
  • Vị trí ngồi quá thấp so với bàn làm việc.
  • Độ cao của ghế ngồi và bàn làm việc chênh nhau: Thói quen thường xuyên chỉnh ghế ngồi quá cao hay quá thấp so với bàn làm việc dễ khiến đầu phải cúi xuống hay ngước lên cũng góp phần gây nên chứng thoái hóa cột sống.

Ngoài ra, người có thói quen nằm ngủ sai tư thế khi sử dụng gối quá cao hay quá cứng, nằm nghiêng một bên… cũng là nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng thoái hóa cột sống cổ.

bệnh thoái hóa cột sống cổ và cách phòng tránh bệnh hiệu quả

Việc nằm ngủ sai tư thế cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến thoái hóa cột sống cổ

Người bị thoái hóa cột sống cổ thường hay bị cứng cổ gây hạn chế vận động khi không thể quay đầu sang hai bên mà phải xoay cả người, đau ê ẩm vùng gáy hoặc khu vực phía sau đầu lan rộng ra phía trước.

Stress không chỉ khiến người bệnh có cảm giác rất căng thẳng, mệt mỏi, tâm lý nặng nề mà còn làm tăng cảm giác đau đớn do chứng thoái hóa đốt sống cổ. Do đó, nếu bị thoái hóa cột sống cổ, bạn cần kiểm soát stress một cách tốt nhất.

Triệu chứng thoái hóa cột sống cổ

Tùy theo tình trạng bệnh mà có thể trong một thời gian dài, người bệnh không nhận thấy các dấu hiệu khác thường. Thời gian sau, những triệu chứng điển hình mới xuất hiện:

  • Các động tác cổ có cảm giác bị vướng và đau, thỉnh thoảng có thể bị vẹo cổ.
  • Cơn đau kéo dài từ gáy lan ra cổ, tai, ảnh hưởng tới các tư thế chuyển động vùng đầu cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay ở cả hai bên.
  • Khi tiến hành khám lâm sàng sẽ nhận thấy các cử động ở cổ bị hạn chế (nặng), người bệnh có thể có cảm giác cứng gáy, bị đau khi ấn vào các gai xương và các mỏm ngang của xương cột sống cổ, chụp X-quang cột sống cổ thấy mất đường cong sinh lý, hẹp đĩa liên đốt, biến dạng ở thân đốt, có các gai xương.
  • Với chứng thoái hóa cột sống cổ ở đoạn từ đốt sống C1 – C4, người bệnh thường hay bị nấc, ngáp, có cảm giác chóng mặt.

Để đề phòng hiện tượng “gãy”, trật khớp mỏm nha gây liệt tứ chi, thậm chí là tử vong, người bệnh thoái hóa cột sống cổ tuyệt đối không được vặn cổ, cúi gập cổ, tránh nằm gối đầu quá cao, không nằm sấp…

Tình trạng thoái hóa cột sống cổ gây tổn thương vào lỗ tiếp hợp, có thể gây rối loạn tuần hoàn não. Người bệnh cần được thăm khám lâm sàng thần kinh kết hợp với thăm dò siêu âm để xử trí tình trạng này một cách kịp thời nhằm ngăn ngừa biến chứng.

Cách phòng tránh và điều trị thoái hóa cột sống cổ hiệu quả

Tình trạng thoái hóa cột sống thường bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ quan (thói quen sinh hoạt, vận động). Do đó, đây là căn bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa. Bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau nhằm ngăn ngừa hoặc tránh cho bệnh diễn tiến xấu:

  • Bệnh ở mức độ nhẹ: Người bệnh cần nghỉ ngơi, thư giãn, kết hợp liệu pháp xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu hay tập luyện nhẹ nhàng cho vùng cổ đúng phương pháp. Người bệnh nên sử dụng đai bảo vệ cổ một thời gian để hạn chế chuyển động xấu của vùng cổ và giữ tư thế sinh lý đầu cổ…
  • Bệnh thoái hóa cột sống cổ kèm chứng bệnh rễ thần kinh do lồi, thoát vị đĩa đệm: Ngoài việc dùng các liệu pháp phục hồi chức năng, người bệnh cần được kéo giãn đốt sống cổ và thư giãn, tránh các tư thế đầu cổ sai lệch hoặc tăng trọng tải lên vùng đầu cổ.
  • Thay đổi tư thế: Nếu tư thế ngồi làm việc sai lệch hoặc có thói quen ngồi xem truyền hình quá lâu, bạn nên có sự điều chỉnh cho phù hợp.
  • Không nên có động tác vặn bẻ cổ đột ngột khi thấy mỏi, bởi tất cả các động tác này sẽ làm tăng tình trạng thoái hóa đốt sống cổ.
  • Không khiêng, vác, đặc biệt là đội vật nặng trên đầu.
  • Thay đổi tư thế khi ngủ: Hãy thường xuyên thay đổi tư thế khi ngủ, tránh nằm chỉ 1 hoặc 2 tư thế sẽ rất dễ bị vẹo cổ. Không nằm sấp, tư thế này sẽ khiến cổ bị gập xuống rất dễ gây nên chứng thoái hóa cột sống cổ.
  • Cần có chế độ luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng kết hợp với massage vùng đầu cổ.

Nếu là nhân viên văn phòng, thường xuyên làm việc với máy vi tính, bạn nên lưu ý những điều sau để tránh nguy cơ cao bị thoái hóa cột sống cổ:

  • Nên ngồi sao cho khoảng cách từ mắt bạn đến màn hình máy tính là khoảng 50 – 66cm và đặt màn hình dưới tầm mắt khoảng 10 – 20°. Bạn không nên để màn hình ở vị trí quá cao hoặc quá thấp hơn so với tầm mắt. Sắp xếp hợp lý nguồn ánh sáng, chọn những đồ nội thất không phản chiếu ánh sáng, giảm ánh sáng và sự chiếu sáng của màn hình máy tính.
  • Các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng máy tính có màn hình lớn, tối thiểu là từ 17 inch trở lên và chỉnh zoom cho phù hợp. Điều này không chỉ giúp đôi mắt không phải điều tiết quá nhiều mà còn giúp bạn không phải khom lưng, cúi xuống để có thể nhìn rõ nên tránh các cơ cổ không bị căng, mỏi.
  • Hãy để màn hình thẳng ngay trước mặt, không để lệch sang một bên. Khi ngồi làm việc, bạn nên chỉnh ghế ngồi sao cho khi ngồi làm việc 2 cẳng tay của bạn song song với nền nhà. Bạn cũng nên nhớ luôn giữ thẳng lưng và 2 vai giữ ngang bằng. Ngoài ra, nếu bạn sử dụng đồ kẹp hồ sơ khi đánh máy thì kẹp này nên để càng sát màn hình càng tốt.
  • Massage cổ cũng là một trong những cách giảm đau mỏi cho vùng cổ rất hữu hiệu. Massage giúp giảm đau: Đầu tiên bạn hãy massage từ phần sau cổ, xoa bằng hai tay hoặc một tay. Lòng bàn tay áp sát vào cổ, di chuyển từ phần chân tóc ở gáy xuống lưng và phần khớp vai. Sau đó, dùng cạnh của lòng bàn tay và ngón cái bóp mạnh. Bạn dùng lòng bàn tay day nhẹ từ gáy xuống cổ. Thực hiện các động tác xoa bóp này trong khoảng 1 – 2 phút. Dùng ngón cái/ngón trỏ tay phải tìm đốt sống cổ thứ 7 (to hơn các đốt sống khác) và day xung quanh vị trí này.
  • Ngoài ra, bạn có thể kết hợp sử dụng sản phẩm Cốt Thoái Vương (*) nhằm hỗ trợ điều trị các bệnh thoái hóa đốt sống cổ, thoái hóa cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm…

Để tránh bị thoái hóa cột sống dẫn đến thoái hóa cột sống cổ, bạn cần tạo lập những thói quen bảo vệ sức khỏe ngay từ bây giờ. Bạn không nên ngồi quá lâu, thường xuyên xoay/cúi gập cổ kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, tập luyện thể dục thường xuyên.

bệnh thoái hóa cột sống cổ và cách phòng tránh bệnh hiệu quả

Tập luyện thể dục thường xuyên giúp ngăn ngừa tình trạng thoái hóa cột sống cổ

Lưu ý là nếu đã thử nhiều cách mà tình trạng đau cứng cổ vẫn không thuyên giảm, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra. Nhờ đó, các bác sĩ có thể đưa ra hướng điều trị phù hợp trước khi bệnh có dấu hiệu chuyển biến xấu.

Cải thiện tình trạng thoái hóa cột sống cổ nhờ Cốt Thoái Vương, sản phẩm có nguồn gốc thảo dược

Nếu mắc bệnh thoái hóa cột sống cổ, ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, bạn hãy sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương. Đây là sản phẩm có nguồn gốc thảo dược, có tác dụng tăng sự hỗ trợ điều trị bệnh. Sản phẩm có các công dụng như:

  • Giúp điều hòa, tăng cường miễn dịch, giúp hạn chế quá trình phá hủy sụn, đĩa đệm tự nhiên của cơ thể
  • Kích thích cơ thể tự sửa chữa hư tổn và sản sinh mô sụn, đốt sống thay thế
  • Giúp giảm đau một cách tự nhiên, ngăn ngừa và cải thiện tình trạng thoái hóa xương khớp, đốt sống trong đó có thoái hóa đốt sống cổ hữu hiệu, an toàn mà không có tác dụng phụ.

Cốt Thoái Vương có thành phần chính là dầu vẹm xanh (một loại sò biển lưỡi xanh) chứa nhiều omega-3 có tác dụng chống oxy hóa, tăng sức đề kháng, có tác dụng tốt trong việc phòng, chống các bệnh viêm, thoái hóa khớp. Ngoài ra, sản phẩm còn kết hợp với các thành phần khác như:

  • Thiên niên kiện, nhũ hương…: Các thảo dược này có công dụng giúp hoạt huyết hóa ứ, giảm phù, chỉ thống, kháng viêm.
  • Các vitamin B (B1, B2), vitamin K: Có công dụng giúp giảm đau và bảo vệ, duy trì hệ xương chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa và tăng đề kháng của cơ thể.
  • Glycin, một acid amin có tác dụng ức chế các chất dẫn truyền cảm giác đau ở thần kinh, tủy sống từ đó giúp giảm đau, giảm mất năng lượng tế bào đốt sống và đĩa đệm.

bệnh thoái hóa cột sống cổ và cách phòng tránh bệnh hiệu quả

Với thành phần 100% thảo dược từ thiên nhiên nên Cốt Thoái Vương an toàn khi sử dụng lâu dài. Là sản phẩm thảo dược nhưng Cốt Thoái Vương tác dụng nhanh, hiệu quả có thể thấy ngay sau 1 – 2 tuần. Sản phẩm tác dụng theo 2 cơ chế là giảm triệu chứng và đi sâu vào căn nguyên gây nên các bệnh đau lưng, đau vai gáy, đau chân liên quan tới gai cột sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống…

Do đó, Cốt Thoái Vương là sản phẩm hữu ích cho người bị thoái hóa đốt sống cổ, giúp giảm triệu chứng đau nhức xương khớp một cách an toàn.

Nếu có những thắc mắc về các bệnh lý xương khớp như thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống cổ, thoái hóa cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa… và muốn tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm Cốt Thoái Vương, bạn hãy liên hệ tổng đài miễn cước cuộc gọi 1800 6104 hoặc hotline 090 220 7112 (Zalo/Viber) để được chuyên gia tư vấn cụ thể!

(*) Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Quan Lan/HELLO BACSI

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News