Sức Khoẻ

Bị đau tai khi nuốt: Nguyên nhân vì sao?

Bị đau tai khi nuốt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Do đó, bạn không nên chủ quan mà cần đến bệnh viện thăm khám để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Cùng tìm hiểu các nguyên nhân gây đau tai khi nuốt và cách điều trị trong bài viết sau.

Bị đau tai do nhiễm trùng tai

Nhiễm trùng tai là nguyên nhân phổ biến gây đau tai khi nuốt. Hầu hết các bệnh nhiễm trùng tai thường xuất hiện ở tai giữa, do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Bệnh thường gây sưng, tích tụ chất lỏng và kích thích tai, gây khó chịu và đau đớn.

Nhiễm trùng tai xảy ra phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Nhiễm trùng tai ở người trưởng thành có thể có các triệu chứng khác so với nhiễm trùng tai ở trẻ nhỏ.

Nhiễm trùng tai giữa

Nhiễm trùng tai giữa còn gọi là viêm tai giữa cấp tính. Đây là sự tổn thương và viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra ở không gian phía sau màng nhĩ. Tai giữa chứa các xương nhỏ cho phép bạn nghe thấy âm thanh. Nó được nối với họng bằng một ống nhỏ gọi là ống eustachian.

Hầu hết trường hợp nhiễm trùng tai đều đến từ các vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như cảm lạnh, cúm, viêm xoang hoặc dị ứng. Ống eustachian có chức năng hút chất lỏng từ tai giữa. Trong một số trường hợp, ống này có thể bị tắc khiến chất lỏng tích tụ và gây nhiễm trùng.

Ống eustachian cũng chịu trách nhiệm duy trì áp suất trong tai giữa. Khi bạn nuốt, ngáp hoặc hắt hơi, ống eustachian sẽ mở ra để giải phóng áp lực. Nếu tai bạn bị nhiễm trùng, nó sẽ gây đau.

bị đau tai khi nuốt: nguyên nhân vì sao?

Dấu hiệu nhiễm trùng tai ở trẻ nhỏ có thể bao gồm:

  • Đau tai nhiều khi nằm xuống
  • Tai bị giật hoặc bị như có ai đó kéo tai (xảy ra cùng với các triệu chứng khác)
  • Quấy khóc
  • Khó chịu, cáu gắt
  • Sốt trên 38°C
  • Ăn không ngon
  • Chảy dịch từ tai
  • Mất thăng bằng
  • Khó ngủ
  • Đau đầu

Nhiễm trùng tai giữa ở người lớn có thể có các triệu chứng như:

  • Sốt nhẹ
  • Đau tai
  • Chảy dịch từ tai
  • Nghe kém

Nhiều trường hợp nhiễm trùng tai giữa có thể tự cải thiện trong một tuần. Thuốc kháng sinh đường uống có thể giúp tình trạng nhiễm trùng thuyên giảm, đặc biệt là với trẻ nhỏ.

Nhiễm trùng tai ngoài

Nhiễm trùng tai ngoài thường là do nước đọng lại trong ống tai bạn sau khi bơi hoặc tắm. Điều này tạo ra môi trường ẩm ướt, lý tưởng cho vi khuẩn và nấm sinh sôi, phát triển.

bị đau tai khi nuốt: nguyên nhân vì sao?

Tuy nhiên, cũng có trường hợp nhiễm trùng tai ngoài không phải do nước đọng trong tai. Vi trùng có thể xâm nhập vào ống tai thông qua dị vật, chẳng hạn như ngón tay của bạn. Ngoài ta, các vấn đề về da như bệnh chàm cũng có thể là nguyên nhân gây nhiễm trùng tai ngoài.

Cơn đau do nhiễm trùng tai ngoài thường tồi tệ hơn khi tai bị kéo mạnh hoặc khi bạn nhai, nuốt thức ăn. Cơn đau có thể lan đến khắp vùng mặt quanh tai bị nhiễm trùng.

Các triệu chứng khác của nhiễm trùng tai ngoài bao gồm:

  • Đỏ và sưng tai
  • Ngứa bên trong tai
  • Dịch tai có mùi khó chịu
  • Cảm giác đầy trong tai
  • Nghe khó

Nhiễm trùng tai ngoài thường có thể chữa khỏi bằng thuốc nhỏ tai sau 7-10 ngày. Bên cạnh đó, thuốc giảm đau không kê đơn có thể giúp giảm đau hiệu quả trong quá trình hồi phục.

Bị đau tai do nhiễm trùng mũi, họng

Nhiễm trùng tai là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau tai. Ngoài ra, đau tai cũng có thể xuất phát từ nhiễm trùng mũi hoặc cổ họng.

Ở trẻ em, tình trạng đau tai do nhiễm trùng mũi, họng có thể gây biến chứng. Lúc này, hệ thống miễn dịch của trẻ bị tác động. Phía sau đường mũi, gần ống eustachian có những khối mô nhỏ gọi là adenoids. Các adenoids này đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của trẻ em.

Adenoids phản ứng với vi trùng xâm nhập qua miệng và mũi của trẻ. Đôi khi, adenoids có kích thước quá lớn, chặn cả ống eustachian, dẫn đến nhiễm trùng tai giữa.

Viêm amidan

Amidan là tổ chức bạch huyết nằm ở phía sau họng. Viêm amidan là tình trạng nhiễm trùng amidan, gây đau và sưng.

bị đau tai khi nuốt: nguyên nhân vì sao?

Triệu chứng chính của viêm amidan là đau họng. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Nuốt khó
  • Hạch bạch huyết ở cổ trở nên nhạy cảm
  • Sưng, đỏ hoặc viêm amidan
  • Xuất hiện mảng trắng ở phía sau cổ họng
  • Sốt
  • Đau đầu
  • Đau bụng
  • Phát ban
  • Hôi miệng
  • Khàn giọng

Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm amidan là nhiễm trùng do vi khuẩn. Viêm amidan thường là do các vi khuẩn gây viêm họng liên cầu khuẩn (Streptococcus nhóm A) gây ra. Sử dụng kháng sinh là phương pháp điều trị amidan hiệu quả và hay được áp dụng nhất.

Áp xe quanh amidan

Áp xe quanh amidan là một tập hợp mủ xung quanh một trong các amidan của bạn. Bệnh này thường là biến chứng của viêm amidan không được điều trị đúng cách. Các cơn đau do áp xe quanh amidan thường khá nghiêm trọng và nặng hơn rõ rệt so với đau họng thông thường.

Áp xe thường chỉ xảy ra ở một amidan. Do đó, bạn sẽ thấy đau nhiều ở một bên.

bị đau tai khi nuốt: nguyên nhân vì sao?

Áp xe quanh amidan thường gây đau ở tai của bên bị ảnh hưởng. Khi nuốt, bạn có thể bị đau tai rất dữ dội. Ngoài ra, bạn cũng có thể thấy đau khi há miệng.

Trong đa số trường hợp, bạn cần thực hiện tiểu phẫu để điều trị dứt điểm áp xe. Bác sĩ sẽ rạch hoặc dùng kim nhỏ để xả mủ ra ngoài. Họ cũng có thể kê toa kháng sinh để điều trị viêm amidan tiềm ẩn và ngăn ngừa áp xe tái phát.

Nguyên nhân khác khiến bạn bị đau tai khi nuốt

Hội chứng Eagle

Hội chứng Eagle là một rối loạn hiếm gặp, gây ra cơn đau tái phát ở phía sau cổ họng và mặt. Cơn đau họng thường âm ỉ, dai dẳng và có thể lan ra tai. Cơn đau thường trở nên tồi tệ hơn khi bạn di chuyển đầu.

Theo Healthline, các triệu chứng khác của hội chứng Eagle có thể bao gồm:

  • Nuốt khó
  • Cảm giác mắc kẹt thứ gì đó trong cổ họng
  • Ù tai
  • Đau cổ
  • Đau mặt

bị đau tai khi nuốt: nguyên nhân vì sao?

Các vấn đề về dây chằng và xương nhỏ của cổ hoặc hộp sọ là nguyên nhân dẫn đến hội chứng Eagle. Trong đa số trường hợp, bệnh có thể được khắc phục bằng phương pháp phẫu thuật.

Đau dây thần kinh glossopharyngeal (GPN)

Đau dây thần kinh glossopharyngeal (GPN) là một tình trạng hiếm gặp. Nó liên quan đến một dây thần kinh của đầu và cổ, được gọi là dây thần kinh glossopharyngeal. GPN thường gây ra các cơn đau ngắn, dữ dội, thường được kích hoạt khi bạn nuốt, ngáp, nói chuyện, ho hoặc nhai. Cơn đau thường tập trung quanh một tai nhưng bạn cũng có thể bị đau ở cả lưỡi, sau cổ họng, mặt hoặc dưới hàm.

Các đợt GPN thường kéo dài khoảng hai phút, sau đó là giai đoạn đau âm ỉ. Để điều trị GPN, bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc điều trị đau thần kinh như pregabalin và gabapentin. Nếu thuốc không đem lại kết quả khả quan, bạn có thể phải thực hiện phẫu thuật để giải quyết tình trạng này.

Rối loạn chức năng khớp thái dương hàm

Khớp thái dương hàm là nơi nối xương hàm với hộp sọ. Rối loạn chức năng khớp thái dương hàm sẽ ảnh hưởng khả năng đóng, mở miệng của bạn.

Vì bạn sử dụng khớp này khá thường xuyên, do đó, rối loạn khớp thái dương hàm sẽ khiến tình trạng đau của bạn nặng nề hơn.

Các triệu chứng khác của rối loạn khớp thái dương hàm bao gồm:

  • Khó mở miệng
  • Đau nhức và khó chịu trong hàm
  • Bị khóa hàm
  • Có tiếng lạ khi há miệng
  • Đau đầu mãn tính và đau cổ
  • Ù tai

Nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn khớp thái dương hàm có thể là do chấn thương, nghiến răng và nhai kẹo cao su quá mức. Cách chữa đau tai do rối loạn khớp thái dương hàm thường bao gồm thay đổi lối sống, nghỉ ngơi và sử dụng thuốc chống viêm không steroid, chẳng hạn như ibuprofen (Advil, Motrin).

bị đau tai khi nuốt: nguyên nhân vì sao?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị đau tai khi nuốt. Trong đa số trường hợp, tình trạng này xảy ra do nhiễm trùng tai hoặc cổ họng. Hai vấn đề này có thể tự cải thiện trong một tuần. Nếu cơn đau không biến mất, bạn cần đến bệnh viện thăm khám ngay để chắc chắn nó không phải là dấu hiệu của một tình trạng nguy hiểm tiềm ẩn khác.

Dung Nguyễn / HELLO BACSI

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News