Sức Khoẻ

Cách dùng sơn tra trị bệnh đường tiêu hóa

Sơn tra, tên thường gọi là quả chua chát, được Đông y dùng phổ biến trong các bài thuốc chữa rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu...

1.Đặc điểm của cây chua chát và vị thuốc sơn tra

Tên khoa học của sơn tra là Malus doumeri (Bois) Chev.), thuộc họ hoa hồng (Rosaceae).

Cây mọc hoang và được trồng nhiều ở vùng núi Hoàng Liên Sơn. Cây to, cao tới 10–15m.

Cây non có gai, cành non có lông, sau nhẵn. Lá mọc so le, lúc còn non có lông, gốc lá tròn, đầu nhọn, mép khía răng cưa. Hoa họp thành tán, màu trắng nom đẹp gần giống hoa trà mi. Quả tròn, hơi dẹt, nom giống quả lê. đường kính 5–6cm, khi chín màu vàng lục, ăn có vị chua chát. Cây ra hoa vào mùa xuân, có quả vào mùa thu, tháng 9–10.

cách dùng sơn tra trị bệnh đường tiêu hóa

Cây chua chát (tên khoa học là Malus doumeri (Bois) Chev.)

Ngoài ra cây chua chát trên ở vùng núi Hoàng Liên Sơn còn có một loại cây nhỏ mọc hoang gọi là cây táo mèo (tên khoa học là Docynia indica (Wall) Dec.), cũng thuộc họ hoa hồng, ra hoa trắng vào cuối mùa xuân (tháng 3–4) và có quả vào mùa thu. Quả táo mèo hình trứng, ăn cũng có vị chua chát và cũng được nhân dân ta dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa, làm ăn ngon, dễ tiêu với tên sơn tra.

Như vậy vị thuốc mang tên sơn tra đang được thu mua và sử dụng là do hai cây cùng họ hoa hồng cung cấp. Đó là cây chua chát và cây táo mèo. Cả hai quả chua chát và táo mèo đều có vị chua ngọt, hơi chát và có tác dụng chữa bệnh giống nhau.

2. Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc sơn tra

Hai loại quả trên được cả Đông y, Tây y dùng làm thuốc và gọi chung là “sơn tra”.

Trong sơn tra có axit crataegic, axit tactric, axit xitric, saponin, đường và nhiều loại vitamin, đặc biệt có crataegin và oxyacantin có tác dụng trợ tim, an thần và giảm đau. Đối với tiêu hóa, sơn tra có tác dụng rõ rệt hơn. Theo Đông y quả sơn tra có vị chua chát, hơi ngọt, tính ấm, có tác dụng tiêu thực, chữa đầy bụng, ợ chua, cầm tiêu chảy. Liều dùng trung bình mỗi ngày 10–20g dưới dạng bột, viên, hoặc cao lỏng.

cách dùng sơn tra trị bệnh đường tiêu hóa

Cây táo mèo (tên khoa học là Docynia indica (Wall) Dec.)

3. Cách bào chế cao lỏng từ sơn tra 

Thu hái quả vừa chín, bổ ngang thành từng phiến dày khoảng 0,4cm rồi phơi hoặc sấy khô. Lấy 1kg dược liệu, rửa sạch, bỏ hạt, đổ vào 5 lít nước, nấu còn một lít; chắt lấy nước đầu, đổ thêm 3 lít nước nữa, nấu còn nửa lít, lại chắt nước, bỏ bã. Trộn hai nước với nhau, cô còn khoảng 1 lít. Cho 800g kẹo mạch nha hoặc đường, khuấy tan, cô đặc còn một lít thành phẩm. Để nguội. Hòa 40ml rượu 50 độ, ngâm trần bì hoặc đại hồi. Ngày dùng hai lần, mỗilần một thìa canh.

4. Bài thuốc từ sơn tra chữa tiêu thực

Bài 1:Sơn tra 25g, củ sả 25g, chỉ xác 25g, vỏ vối 25g, vỏ quýt 25g, củ gấu 40g, gừng tươi 20g, phèn phi 10g.

Cách dùng: Tất cả phơi khô, sao giòn, tán bột mịn. Người lớn mỗi lần uống hai thìa cà phê với nước ấm. Trẻ em uống từ nửa thìa đến một thìa cà phê tùy tuổi.

Bài 2: Sơn tra (sao cháy) 12g, củ sả 12g, vỏ quýt 16g.

Cách dùng: Cho các vị vào ấm đổ vào 500mi nước, sắc lấy 200ml. Người lớn chia làm hai lần uống trong ngày. Trẻ em tùy tuổi chia làm 3–4 lần uống.

Mời bạn xem thêm video:

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News