Sức Khoẻ

Cách lấy ráy tai bằng nến xông tai có an toàn?

Lấy ráy tai bằng nến xông tai là một phương pháp đang được nhiều người tích cực lan truyền. Nhờ nhiệt độ của nến, ráy tai và các tạp chất bên trong ống tai sẽ được hút ra ngoài. Thậm chí, nó còn được quảng cáo như một cách để điều trị ung thư.

Liệu rằng đây có phải là cách lấy ráy tai hiệu quả và an toàn?

Phương pháp nến xông tai là gì?

Nến xông tai là một phương pháp dùng để lấy ráy tai và tạp chất bên trong tai. Cây nến dùng để xông tai thường rỗng ruột và có chiều dài khoảng 25 cm. Chúng thường được làm bằng vải ngâm trong sáp hoặc hỗn hợp của parafin và sáp ong. Khi sử dụng, người dùng sẽ dùng lửa để đốt nóng phần đầu của ống.

Người cần lấy ráy tai sẽ được yêu cầu nằm nghiêng. Cây nến được xuyên qua một miếng thiếc hoặc nhựa mỏng để ngăn sáp nóng chảy vào mặt, cổ và tóc. Sau đó, một đầu nến được đưa vào lỗ tai, đầu còn lại được châm lửa và đốt nóng trong khoảng từ 10 đến 20 phút. Sáp nóng sẽ không đi vào tai trong quá trình này.

cách lấy ráy tai bằng nến xông tai có an toàn?

Hiệu quả của phương pháp nến xông tai

Hiện nay, chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh hiệu quả của phương pháp nến xông tai. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn được nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ tích cực quảng cáo và chào mời. Thậm chí, họ còn đưa ra một số thông tin vô căn cứ rằng cách lấy ráy tai này có tác dụng điều trị ung thư tai.

Phương pháp nến xông tai thường được quảng cáo với các hiệu quả như:

– Loại bỏ ráy tai, vi khuẩn và bụi bẩn trong ống tai

– Điều trị viêm xoang

– Cải thiện thính lực hoặc điều trị tình trạng mất thính lực

– Giảm đau họng

– Điều trị cảm lạnh và cảm cúm

– Giảm đau đầu, đau nửa đầu và chóng mặt

– Cải thiện tinh thần

– Thanh lọc máu

– Hỗ trợ quá trình lưu thông bạch huyết

– Nâng cao thị lực

– Giảm đau quai hàm và rối loạn khớp thái dương hàm

cách lấy ráy tai bằng nến xông tai có an toàn?

Tuy nhiên, những lời quảng cáo này hoàn toàn không có tính xác thực. Hiện tại, chưa có nghiên cứu nào chứng minh được những hiệu quả mà họ đưa ra.

Ráy tai có tác dụng bôi trơn và kháng khuẩn cho ống tai. Do đó, những người không có đủ ráy tai thường có cảm giác khô và ngứa tai. Ráy tai sẽ ra khỏi ống tai một cách tự nhiên thông qua các hoạt động như nhai và nuốt. Khi ở bên ngoài ống tai, ráy tai sẽ tự khô và bong ra.

Ráy tai có thể tích tụ trong ống tai. Nguyên nhân thường gặp là do thói quen cho tay vào ống tai. Điều này sẽ vô tình khiến ráy tai bị đẩy sâu vào bên trong. Ngoài tay, tăm bông hay các vật dụng khác được cho vào trong tai đều có thể gây ra tình trạng tích tụ táy tai.

Theo Medical News Today, các triệu chứng tắc nghẽn ráy tai bao gồm:

– Ù tai

– Suy giảm thính lực

– Tai chảy dịch

– Tai có mùi khó chịu

– Ngứa tai

– Cảm giác đầy trong tai

cách lấy ráy tai bằng nến xông tai có an toàn?

Cách lấy ráy tai bằng nến xông tai có an toàn không?

Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), nến xông tai không phải là một phương pháp an toàn. Cảnh báo này được đưa ra từ đầu năm 2010.

Trong một nghiên cứu năm 2016, một cậu bé 16 tuổi đã tiến hành phương pháp nến xông tai do dị ứng gây đau tai và giảm thính lực. Sau đó, bác sĩ đã phải loại bỏ rất nhiều mảnh vụn của nến từ màng nhĩ của cậu bé.

Một số rủi ro tiềm ẩn và tác dụng phụ của cách lấy ráy tai này có thể kể đến như:

– Sáp nóng và tro gây bỏng mặt, cổ, màng nhĩ, tai giữa, ống tai…

– Hỏa hoạn

– Thủng màng nhĩ

– Màng nhĩ bị nghẽn do sáp nến

– Chảy máu tai

– Nhiễm trùng thứ cấp

– Mất thính lực tạm thời

– Nguy cơ viêm tai ngoài

– Tổn thương tai giữa

cách lấy ráy tai bằng nến xông tai có an toàn?

Mức độ của các rủi ro có xu hướng tăng lên ở trẻ em, bởi các bé thường không nằm yên trong quá trình lấy ráy tai, khiến sáp nóng và tro rơi vào ống tai. Bên cạnh đó, trẻ em cũng có ống tai nhỏ hơn so với người lớn. Do đó, ống tai của trẻ cũng dễ bị tắc hơn.

Thay vì chăm sóc y tế đúng cách, nhiều người thường chọn phương pháp nến xông tai để lấy ráy tai. Chính điều này đã làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiềm ẩn cũng như các vấn đề y tế khác.

Nến xông tai là cách lấy ráy tai chưa được chứng minh về hiệu quả và độ an toàn. Do đó, khi muốn lấy ráy tai tích tụ, bạn nên đến các cơ sở y tế để được hỗ trợ.

Dung Nguyễn / HELLO BACSI

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News