Sức Khoẻ

Công dụng của rau mùi, bạn đã biết chưa?

Rau mùi không chỉ là loại rau thơm quen thuộc mà còn là vị thuốc chữa bệnh.

Tác dụng của rau mùi

Trong y học, rau mùi được thu hái toàn cây dùng tươi hoặc phơi khô chữa nhức đầu sổ mũi. Hạt mùi sấy khô bảo quản dùng dần hỗ trợ tiêu hóa, trị táo bón.

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, rau mùi có chứa các vitamin A, C, B1, B2 và chất sắt. Hoạt chất trong rau mùi có tác dụng chống viêm, giảm cholesterol trong máu, sát khuẩn ở đường tiêu hóa, chống viêm ở niêm mạc miệng…

Ngoài ra rau mùi được xem như một loại dược liệu có tác dụng chống oxy hóa, hỗ trợ điều trị một số bệnh mạn tính…

công dụng của rau mùi, bạn đã biết chưa?

Rau mùi, hạt mùi kích thích tiêu hóa

Theo y học cổ truyền, rau mùi có vị cay, tính ấm, giúp kích thích tiêu hóa và làm thuốc bổ. Rau mùi có tác dụng chống đầy hơi, làm mạnh dạ dày, tăng lượng nước tiểu và hạ sốt, chữa cảm cúm, cảm lạnh, nhức đầu, sổ mũi, nghẹt mũi. Lá và hạt chứa tinh dầu gây kíchthích hệ thần kinh, được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh yếu sinh lý.

Một số bài thuốc trị bệnh có rau mùi

Trị cảm cúm không ra mồ hôi:Rau mùi 30g – 60g, gừng 5 lát, hành 3 củ. Sắc uống.

Đầy bụng, khó tiêu: Rau mùi 50g – 100g, sắc uống.

Chữa bệnh trĩ, trướng bụng, đại tiện táo: Hạt mùi 100g sao vàng, tán bột mịn, bảo quản dùng dần. Mỗi ngày 6 – 8g với 10ml rượu để chiêu thuốc. Uống trước bữa ăn.

Rau mùi làm thuốc trị bệnh sởi trẻ em: Rau mùi 40g giã nát, sắc uống (không sắc lâu) cho trẻ uống khi thuốc còn ấm. 1-2 lần/ngày. Rau mùi có tác dụng thúc sởi nhanh, tăng tuần hoàn ngoại vi cho độc sởi phát ra ngoài, nhờ đó trạng thái nhiễm độc được giảm nhẹ.

Thuốc dùng ngoài: Lá mùi tươi, giã nát, chưng nóng, hoặc 1 nắm hạt mùi khô, giã dập, chế thêm ít rượu, chưng nóng, gói vào vải thưa, xát cho trẻ từ đầu xuống chân (theo thứ tự lưng trước bụng sau, trên trước dưới sau) không để trẻ bị lạnh.

Mời độc giả xem thêm video:

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News