Cơ Xương Khớp

Đau cổ (sái cổ)

Đau cổ (sái cổ) là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu và khám phá nhé!

Tìm hiểu chung

Đau cổ (sái cổ) là bệnh gì?

Đau cổ hay còn gọi là sái cổ là tình trạng cảm thấy đau hoặc khó chịu ở cổ hoặc vùng quanh cổ. Tình trạng này xảy ra khi các đốt sống (xương sống), đĩa đệm giữa các đốt sống và mô mềm chẳng hạn như cơ, gân cơ và dây chằng bị chấn thương. sái cổ là hiện tượng khá phổ biến và thường không để lại biến chứng gì.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng khi bịđau cổ (sái cổ) là gì?

Các triệu chứng bị đau cổ bao gồm gặp khó khăn khi nhìn sang hai bên, lái xe và đọc sách. Đôi khi, bệnh gây đau làm bạn không ngủ được. Đau cổ cũng có thể dẫn tới đau đầu, khi kéo dài nhiều tháng có thể ảnh hưởng đến khả năng làm việc của bạn.

đau cổ (sái cổ)

Các dấu hiệu và triệu chứng bị đau cổ bao gồm:

  • Cơn đau thường trở nên tồi tệ hơn khi giữ đầu ở một chỗ trong thời gian dài, chẳng hạn như khi lái xe hoặc làm việc với máy tính
  • Đau thắt và co thắt cơ
  • Giảm khả năng di chuyển đầu
  • Đau đầu

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạncần gặp bác sĩ?

Hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn có một trong các triệu chứng sau:

  • Bị đau cổ hoặc đau đầu kéo dài mà không thuyên giảm
  • Gặp tác dụng phụ của thuốc
  • Cơn đạu lan xuống tay hoặc chân, kèm theo đó là dấu hiệu tê, yếu hoặc ngứa ran.

Hiếm khi, đau cổ là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, bạn nên đến gặp bác sĩ thăm khám sớm nếu cơn đau cổ của bạn kèm theo tê hoặc mất sức ở cánh tay hoặc bàn tay hoặc nếu bạn bị đau vai hoặc xuống cánh tay.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra đau cổ (sái cổ) là gì?

Cơ cổ có thể bị căng do tư thế sai trong thời gian dai, chẳng hạn như nghiêng người trước máy tính hay khom lưng trên bàn làm việc quá lau. Viêm xương khớp cũng là một nguyên nhân phổ biến của đau cổ.

Cổ của bạn linh hoạt và chịu sức nặng của đầu, vì vậy nó có thể dễ bị chấn thương và các tình trạng gây đau và hạn chế chuyển động. Các nguyên nhân chính khiến cổ bị đau nhức hay bị sái cổ bao gồm:

  • Sự căng cơ. Sinh hoạt thường ngày với tư thế không thoải mái trong thời gian dài thường gây ra căng cơ, chẳng hạn như cúi người quá nhiều giờ trước máy tính hoặc điện thoại thông minh. Ngay cả những việc nhỏ, chẳng hạn như ngủ ở tư thế không thoải mái, đọc sách trên giường hoặc nghiến răng, cũng có thể làm căng cơ cổ.
  • Mòn các khớp. Cũng giống như các khớp khác trên cơ thể, khớp cổ của bạn có xu hướng bị mòn dần theo tuổi tác. Thoái hóa khớp làm cho đệm (sụn) giữa các xương (đốt sống) của bạn bị thoái hóa. Khi đó, cơ thể bạn sẽ hình thành các gai xương ảnh hưởng đến chuyển động của khớp và gây ra các cơn đau.
  • Nén dây thần kinh. Đĩa đệm hoặc gai xương ở đốt sống cổ có thể chèn ép lên các dây thần kinh phân nhánh từ tủy sống.
  • Thương tật. Các tai nạn té ngã, va chạm ô tô từ phía sau thường dẫn đến chấn thương nghiêm trọng, xảy ra khi đầu bị giật về phía sau và sau đó về phía trước, làm căng các mô mềm của cổ.
  • Bệnh tật. Một số bệnh, chẳng hạn như viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm màng não hoặc ung thư liên quan đến cột sống, có thể gây đau cổ.

đau cổ (sái cổ)

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị đau nhức cổ?

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị đau nhức cổ, bao gồm:

  • Chấn thương cổ
  • Tư thế sai
  • Bệnh lý vùng cổ
  • Bị các bệnh liên quan đến cột sống (viêm cột sống dính khớp, hẹp cột sống, nhiễm trùng cột sống…).

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán đau cổ (sái cổ)?

Khi cổ bị đau nhức, bạn cần đến bác sĩ thăm khám càng sớm càng tốt. Bạn có thể được yêu cầu chụp MRI nếu bác sĩ cần hình ảnh rõ ràng về các cấu trúc mô mềm ở cổ, chẳng hạn như đĩa đệm, dây thần kinh và cơ hoặc dây chằng bao quanh. Chụp CT khá hữu ích trong trường hợp nghi ngờ gãy xương. Bạn có thể được làm điện cơ ký (EMG) nếu bác sĩ nghi ngờ có áp lực đè lên dây thần kinh gây yếu cơ, đau, tê hay cảm giác châm chích ở tay.

Những phương pháp nào dùng để điều trị đau cổ (sái cổ)?

Việc điều trị còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây nên tình trạng đau cổ. Với chấn thương, bác sĩ có thể đề nghị chườm đá lên vùng bị thương trong 2 đến 3 ngày và sau đó chườm nóng hoặc tắm nước ấm. Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) có thể giúp giảm đau.

Bạn cũng cần nghỉ ngơi trong thời gian ngắn hoặc sử dụng nẹp cổ mềm nếu bệnh nặng hơn. Bác sĩ cũng có thể tiêm steroid hoặc lidocaion để làm giảm các cơn đau. Ngoài ra, còn có những phương pháp khác như điều trị nhiệt sâu, kéo cổ và các bài tập vật lý trị liệu…có thể giúp bạn trong việc điều trị bệnh đau cổ.

Phòng ngừa

Những biện pháp nào giúp phòng ngừa và kiểm soát tình trạng bị đau cổ (sái cổ)?

đau cổ (sái cổ)

Hầu hết các cơn đau cổ liên quan đến tư thế sai kết hợp với sự hao mòn do tuổi tác. Để giúp ngăn ngừa đau cổ, hãy giữ đầu của bạn tập trung vào cột sống. Một số thay đổi đơn giản trong thói quen hàng ngày của bạn có thể hữu ích. Cân nhắc cố gắng:

  • Sử dụng tư thế tốt. Khi đứng và ngồi, hãy đảm bảo vai của bạn nằm trên một đường thẳng trên hông và tai của bạn trực tiếp qua vai.
  • Thường xuyên nghỉ giải lao. Nếu bạn di chuyển xa hoặc làm việc nhiều giờ bên máy tính, hãy đứng dậy, đi lại và vươn vai và cổ.
  • Chú ý tư thế ngồi làm việc. Điều chỉnh bàn, ghế và máy tính của bạn sao cho màn hình ngang tầm mắt. Đầu gối nên thấp hơn hông một chút. Sử dụng tay vịn của ghế.
  • Tránh nhét điện thoại vào giữa tai và vai khi bạn nói chuyện. Thay vào đó, hãy sử dụng tai nghe hoặc loa ngoài.
  • Bỏ thuốc lá. Hút thuốc có thể khiến bạn có nguy cơ bị đau cổ cao hơn.
  • Tránh mang túi nặng có dây đai qua vai. Trọng lượng có thể làm căng cổ của bạn.
  • Ngủ ở tư thế tốt. Đầu và cổ của bạn khi ngủ phải thẳng hàng với cơ thể. Dùng một chiếc gối nhỏ kê dưới cổ. Hãy thử nằm ngửa khi ngủ, kê cao đùi trên gối để làm phẳng các cơ cột sống của bạn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News