Khỏe - Đẹp

Men vi sinh nha khoa – Giải pháp căn bản cho bệnh hôi miệng

Nhu cầu giao tiếp và gặp gỡ trong cuộc sống hiện tại ngày càng tăng, và những chuẩn mực xã hội khi giao tiếp cũng ngày càng nâng cao. Một cuộc gặp gỡ đã có thể rất thú vị, một buổi bán hàng có thể rất thành công vì sản phẩm dịch vụ rất hấp dẫn, nhưng tất cả có thể sẽ trở thành con số không tròn trĩnh nếu nhân vật chính nói chuyện thao thao bất tuyệt nhưng “hơi thở có mùi hôi” và làm người đối diện không còn tâm trí để tập trung vào chủ đề chính nữa.

Tuy nhiên bản thân người bị hôi miệng đôi khi không cảm giác rõ được tình trạng của mình, rồi không hiểu và dẫn đến mất tự tin trong giao tiếp và khó tạo được cảm giác thân thiện với người đối diện khi phải giữ một khoảng cách nhất định. Rất nhiều người bị tình trạng hôi miệng khi nhận ra điều này cũng đã tích cực tìm các biện pháp cải thiện, nhưng có rất nhiều trường hợp vẫn rất khó khăn để tìm ra giải pháp lâu dài.

Nguyên nhân gây hôi miệng

Nguyên nhân của hôi miệng có thể xuất phát từ môi trường miệng hoặc từ môi trường bên trong ruột và dạ dày. Theo một nghiên cứu trên 2.000 người của Đại học KU Leuven (Bỉ) công bố năm 2009 trên tạp chí nha khoa uy tín Journal of Clinical Periodontology, có đến 76% trường hợp hôi miệng là do xuất phát từ các nguyên nhân tại môi trường miệng, còn lại 24% là do các nguyên nhân khác từ tai mũi họng, hệ tiêu hóa,… bao gồm cả hiện tượng “hôi miệng giả”.

Nguyên nhân chủ yếu của hôi miệng là sự giải phóng các hợp chất sulphur dễ bay hơi và tạo ra mùi hôi khó chịu. Hợp chất sulphur này xuất hiện do sự phân giải của các vi khuẩn trong môi trường miệng, từ thức ăn và nước uống cơ thể tiếp nhận, hoặc từ các bệnh lý vùng miệng, thói quen hút thuốc lá,…

men vi sinh nha khoa – giải pháp căn bản cho bệnh hôi miệng

Các nguyên nhân gây hôi miệng

Xử lý hôi miệng như thế nào?

Xử lý bệnh hôi miệng có thể đưa chia thành 2 loại cơ bản: biện pháp tức thời và biện pháp dứt điểm.

Biện pháp tức thời

Một trong những biện pháp có thể tạo hiệu quả tức thời là sử dụng các sản phẩm giúp tạo cảm giác sạch miệng tạm thời và mùi dễ chịu như nước súc miệng, bình xịt thơm miệng hay kẹo cao su.

Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả tức thời này thì các sản phẩm này cũng có hạn chế là chỉ mang tính “ngụy trang” triệu chứng bên ngoài nhưng không thể xử lý hôi miệng một cách căn bản và lâu dài vì không nhằm để tiêu diệt hại khuẩn trong thời gian dài.

Đồng thời, việc lạm dụng các loại nước súc miệng diệt khuẩn tạo mùi cũng vô tình diệt luôn các lợi khuẩn trong khoang miệng, mà vốn dĩ rất cần thiết cho khoang miệng và cơ thể. Điều này sẽ khiến cho hệ vi sinh trong khoang miệng bị rối loạn, giảm tiết nước bọt, răng giòn dễ vỡ, và có nguy cơ ảnh hưởng đến cả toàn cơ thể.

Biện pháp dứt điểm

Xử lý bệnh hôi miệng dứt điểm là một quá trình lâu dài, không thể hy vọng bệnh sẽ chấm dứt ngay lập tức chỉ trong 1-2 ngày, mà cần sự kiên trì cùng những biện pháp đúng và hợp lý.

Vì nguyên nhân chính là xuất phát từ khoang miệng nên ưu tiên hàng đầu là giải quyết dứt điểm các vi khuẩn có hại (gây mùi). Vệ sinh răng miệng hằng ngày, sử dụng chỉ nha khoa đúng cách, vệ sinh lưỡi bằng bàn chải lưỡi, kết hợp với súc miệng bằng nước muối sinh lý.

Ngoài ra, một trong những phương pháp tiên tiến đang được áp dụng phổ biến tại nhiều nước trên thế giới, đó là bổ sung lợi khuẩn L.reuteri Prodentis đặc biệt cho môi trường răng miệng.Hệ vi khuẩn trong môi trường miệng có hơn 800 loại vi khuẩn, trong đó có cả lợi khuẩn và hại khuẩn. 2 nguyên tắc chính cần tuân thủ là: (1) tiêu diệt vi khuẩn có hại, nhưng (2) không làm ảnh hưởng đến vi khuẩn có lợi. Việc sử dụng men vi sinh nha khoa có chứa lợi khuẩn L.reuteri sẽ giải quyết được cả 2 vấn đề này, bằng cách cung cấp trực tiếp lợi khuẩn vào miệng bằng cách ngậm, khi đó các lợi khuẩn trong men vi sinh nha khoa sẽ bám vào khoang miệng, từ đó cạnh tranh và triệt tiêu vi khuẩn có hại (gây mùi), đồng thời hỗ trợ khắc phục các bệnh về răng miệng như viêm nướu, nha chu,… Ngoài ra, lợi khuẩn hình thành màng bảo vệ chống lại việc sản sinh các vi khuẩn không mong muốn, vì vậy ngăn chăn sự xuất hiện trở lại mùi hôi miệng trong một thời gian dài.

Nghiên cứu lâm sàng công bố năm 2012 của giáo sư nổi tiếng người Đan Mạch, Svante Twetman, đã cho thấy việc sử dụng lợi khuẩn L.reuteri có tác dụng giảm đến 85% các vi khuẩn có hại gây hôi miệng, và có tác dụng giảm hôi miệng sau 2 tuần sử dụng.

Ngoài ra, chủng lợi khuẩn L.reuteri là lợi khuẩn tốt cho cả hệ tiêu hóa, được tổ chức FDA (Mỹ) công nhận tính an toàn, do đó cũng góp phần cải thiện hệ tiêu hóa và giảm các nguyên nhân gây hôi miệng từ hệ tiêu hóa, giúp cải thiện tình trạng hội miệng một cách toàn diện.

men vi sinh nha khoa – giải pháp căn bản cho bệnh hôi miệng

Cơ chế giảm hôi miệng của men vi sinh nha khoa (lợi khuẩn L.reuteri)

Bác sĩ CKI Võ Thế Dzũ (Tốt nghiệp ĐH Y Dược Tp. HCM, trưởng Phòng khám Nha khoa Dr Dzũ) cho biết: “Bệnh lý hôi miệng do vi khuẩn bất lợi gây ra rất nhiều phiền toái cho nhiều người, vì những giải pháp nha khoa chỉ mang tính trước mắt và hiệu quả chưa cao. Nhiều nghiên cứu cho thấy bổ sung lợi khuẩn L.reuteri làm tăng vi khuẩn có lợi đồng thời triệt tiêu được những vi khuẩn gây mùi, bên cạnh đó sự tiện lợi và an toàn khi sử dụng nên men vi sinh nha khoa như chìa khoá vàng trong khắc phục các bệnh lý răng miệng, đặc biệt bệnh lý hôi miệng.”

men vi sinh nha khoa – giải pháp căn bản cho bệnh hôi miệng

Bác sĩ CKI Võ Thế Dzũ

Viên ngậm men vi sinh nha khoa BioGaia ProDentis (Thụy Điển) chứa chủng lợi khuẩn L.reuteri ProDentis (L.reuteri DSM 17938 và L. reuteri ATCC PTA 5289) có mặt tại Việt Nam từ năm 2017. Đây là sản phẩm hiện đã được sử dụng tại 34 quốc gia, đặc biệt là Nhật Bản, có tác dụng hỗ trợ, cải thiện hệ vi khuẩn trong khoang miệng theo hướng đa dạng và cân bằng, hoàn toàn không có kháng sinh, góp phần ngăn ngừa và hỗ trợ khắc phục các bệnh răng miệng như hôi miệng, chảy máu nướu, viêm nha chu… từ đó, hạn chế những bệnh toàn thân khác có liên quan.

men vi sinh nha khoa – giải pháp căn bản cho bệnh hôi miệng

Giấy xác nhận nội dung quảng cáo số 01064/2018/ATTP-XNQC

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News