Răng Miệng

Nhiệt miệng có tự khỏi không? Bị nhiệt miệng phải làm sao?

Cơn đau khi bị nhiệt miệng tuy không quá lớn nhưng cũng đủ để khiến bạn không thể ăn uống, sinh hoạt hay ngủ nghỉ bình thường. Thế nhưng nếu biết rõ những nguyên nhân gây nhiệt miệng, bạn có thể dễ dàng phòng chống bệnh này để không phải trải qua những khó chịu không đáng có.

Mỗi chúng ta đều không ít lần khó chịu vì những vết lở loét đáng ghét ở khu vực bên trong miệng hay còn gọi là nhiệt miệng. Bạn hãy tìm hiểu thêm về tình trạng này để có thể chủ động chữa trị khi bị nhiệt miệng cũng như phòng ngừa và ngăn cản nhiệt miệng tái phát.

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng và những vết lở loét nông, thường xuất hiện trên lưỡi, vòm miệng mềm (phần sau của vòm miệng) hoặc bên trong má. Những vết nhiệt miệng thường có màu vàng, trắng hay xám với phần viền màu đỏ. Nhiệt miệng thường gây ra đau đớn và nóng rát bên trong miệng.

Nhiệt miệng được chia làm hai loại:

• Nhiệt miệng đơn giản: Loại nhiệt miệng này chỉ xuất hiện khoảng 3 đến 4 lần một năm, kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn (dưới 1 tuần) và có thể tự khỏi sau đó.

• Nhiệt miệng phức tạp: Loại nhiệt miệng này nguy hiểm hơn, thậm chí gây các triệu chứng như sốt cao, sưng hạch bạch huyết, đau đầu, tiêu chảy,…

Nguyên nhân bị nhiệt miệng

nhiệt miệng có tự khỏi không? bị nhiệt miệng phải làm sao?

Bạn có nguy cơ bị nhiệt miệng nếu gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh này. Trong một số trường hợp, nguyên nhân gây bệnh lại không xác định được. Các nguyên nhân gây nhiệt miệng phổ biến nhất bao gồm:

  • Nhiễm virus;
  • Bị căng thẳng và áp lực;
  • Thay đổi nội tiết tố;
  • Dị ứng thực phẩm hoặc chế độ ăn uống không hợp lý với nhiều món cay nóng và nhiều axit;
  • Chu kỳ kinh nguyệt;
  • Thiếu vitamin hoặc khoáng chất như kẽm, sắt, vitamin B-12;
  • Hệ miễn dịch có vấn đề;
  • Chấn thương ở miệng như bị xước hay rách vùng niêm mạc bên trong miệng.

Triệu chứng khi bị nhiệt miệng

Các triệu chứng nhiệt miệng rất đa dạng. Bạn có thể có các triệu chứng thường thấy khi bị nhiệt miệng như sau:

  • Bị ngứa râm ran trong miệng
  • Trong miệng có một vùng da bị đỏ và đau
  • Trong miệng có một vết loét nhỏ, hình bầu dục và có màu trắng hoặc vàng

Bạn nên đến bác sĩ nếu bệnh nhiệt miệng lâu ngày không khỏi và kèm theo các dấu hiệu sau:

  • Sốt cao
  • Phát ban
  • Đau đầu
  • Tiêu chảy
  • Bị đau buốt
  • Vết loét trong miệng lớn
  • Miệng có thêm nhiều vết loét

Chẩn đoán bệnh nhiệt miệng

Bạn không cần làm xét nghiệm hay kiểm tra để chẩn đoán tình trạng nhiệt miệng. Bác sĩ hoặc nha sĩ có thể chẩn đoán bệnh nhiệt miệng bằng cách quan sát trực quan. Tuy nhiên trong một số trường hợp nhiệt miệng lâu ngày không khỏi hay bị nhiệt miệng quá nặng, bạn có thể cần làm xét nghiệm để kiểm tra các vấn đề sức khỏe khác.

Nhiệt miệng có tự khỏi không? Khi bị nhiệt miệng phải làm sao

nhiệt miệng có tự khỏi không? bị nhiệt miệng phải làm sao?

Nhiệt miệng có tự khỏi không? Bệnh nhiệt miệng thường tự lành mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể tăng tốc độ tự chữa lành của cơ thể và làm dịu các cơn đau bằng các cách:

– Tránh các thức ăn cay hay các thực phẩm có chứa axit như cam quýt, chanh, dứa, dâu tây… Các món cay nóng, nhiều axit sẽ làm tình trạng nhiệt miệng tệ hơn.

– Tập những bí quyết chăm sóc răng miệng đơn giản như đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên để giữ cho chỗ loét không bị tấn công bởi vi khuẩn.

– Súc miệng bằng nước súc miệng hoặc nước muối khi cơn đau trở nên dữ dội. Mặc dù bạn sẽ cảm thấy khó chịu lúc đầu, nhưng sau đó nước súc miệng và nước muối sẽ giúp giảm đau. Bạn cũng có thể sử dụng thuốc tê như orabase để làm tê vết lở.

Ngoài ra, nếu tình trạng nhiệt miệng nghiêm trọng hơn, bác sĩ hoặc nha sĩ có thể kê toa các loại thuốc điều trị như nước súc miệng kháng khuẩn, kháng sinh, thuốc mỡ corticoid, nước súc miệng theo toa.

Cách phòng chống nhiệt miệng

Bạn có thể phòng chống và ngăn ngừa sự tái phát của chứng nhiệt miệng bằng cách tránh các loại thực phẩm có thể đã gây ra bệnh như các loại thực phẩm cay, mặn hoặc có tính axit. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh các loại thực phẩm gây ra các triệu chứng dị ứng như ngứa miệng, sưng lưỡi hoặc phát ban.

Nếu bị nhiệt miệng do căng thẳng, bạn có thể sử dụng các phương pháp giảm căng thẳng và giữ bình tĩnh lại như hít thở sâu và ngồi thiền.

Ngoài ra, bạn cũng nên xây dựng cách thói quen bảo vệ sức khỏe răng miệng và sử dụng bàn chải đánh răng mềm để tránh gây kích ứng nướu, mô mềm. Hơn nữa, bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ để xác định xem mình có thiếu bất kỳ loại vitamin hay khoáng chất nào không. Việc này có thể giúp bạn xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp và kê đơn bổ sung những dưỡng chất cần thiết nếu cơ thể bạn cần.

Khi bị nhiệt miệng, bạn sẽ có những vết lở loét gây khó chịu và đau đớn vô cùng nhưng chứng này sẽ dần tự khỏi. Tuy nhiên, bạn có thể có cách phòng chống nhiệt miệng phù hợp dựa vào cách nguyên nhân gây ra căn bệnh khó chịu này. Nếu bị nhiệt miệng lâu ngày không khỏi, bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám kỹ hơn nhé.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News