Sức Khoẻ

Quan hệ tình dục rồi có nên tiêm phòng HPV không?

Vắc xin HPV phát huy tác dụng bảo vệ tốt nhất khi người tiêm ngừa chưa quan hệ tình dục. Vậy quan hệ tình dục rồi có nên tiêm phòng HPV? Quan hệ tình dục rồi có tiêm ngừa HPV được không? Sinh con rồi có tiêm phòng HPV được không?

Tiêm vắc xin HPV là cách hiệu quả giúp chống lại sự lây nhiễm của một số loại virus gây u nhú ở người – nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư cổ tử cung. Tại Việt Nam, tiêm phòng HPV được khuyến cáo cho trẻ em gái và phụ nữ trong độ tuổi từ 9 – 26, bất kể đã có quan hệ tình dục hay chưa.

Phụ nữ quan hệ tình dục rồi có nên tiêm phòng HPV?

Phụ nữ đã từng quan hệ tình dục vẫn nên tiêm phòng HPV, vì họ có thể chưa phơi nhiễm HPV, hoặc chưa tiếp xúc với tất cả các loại HPV mà vắc xin có thể phòng ngừa.

Virus HPV được phát hiện với hơn 100 loại khác nhau. Trong đó, HPV loại 16 và 18 gây ra 80% các trường hợp ung thư cổ tử cung; HPV loại 6 và 11 gây ra 90% các trường hợp mụn cóc sinh dục; 5 loại HPV 31, 33, 45, 52 và 58 có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung, hậu môn, âm hộ, âm đạo, dương vật hoặc cổ họng.

Quan hệ rồi có tiêm HPV được không? Dù HPV chủ yếu lây qua quan hệ tình dục, nhưng không phải phụ nữ nào có quan hệ cũng bị phơi nhiễm HPV. Khi chưa nhiễm HPV, hiệu quả bảo vệ của vắc xin vẫn sẽ đạt cao nhất.

Nếu trong quá trình quan hệ tình dục, phụ nữ bị lây nhiễm một hoặc một số loại virus HPV, việc tiêm ngừa sẽ giúp chị em phòng tránh các loại khác mà mình chưa mắc phải.

Sinh con rồi có tiêm phòng HPV được không?

quan hệ tình dục rồi có nên tiêm phòng hpv không?

Phụ nữ đã sinh con vẫn có thể tiêm phòng HPV. Hơn nữa, vắc xin này có tác dụng kéo dài và không làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa của các mẹ sau sinh đang cho con bú.

Dù vậy, phụ nữ đang mang thai lại không phải là đối tượng được khuyến cáo tiêm ngừa vắc xin HPV – theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ. Dù các nghiên cứu cho thấy vắc-xin HPV không gây ảnh hưởng đến thai nhi nếu mẹ bầu được tiêm ngừa trong quá trình mang thai, nhưng vẫn cần phải nghiên cứu thêm. Do đó, tốt nhất là các mẹ bầu không nên tiêm bất cứ liều vắc xin HPV nào cho đến khi em bé được chào đời.

Các phương pháp ngăn ngừa HPV khác

quan hệ tình dục rồi có nên tiêm phòng hpv không?

Bên cạnh tiêm ngừa HPV, có nhiều biện pháp khác cũng giúp chị em phòng tránh lây nhiễm, bao gồm:

Sử dụng bao cao su và màng chắn miệng khi quan hệ

Điều này có thể giúp giảm nguy cơ lây nhiễm virus và nguy cơ phát triển các bệnh liên quan đến HPV. Tuy nhiên, virus có thể lây nhiễm tại những vùng không được bao cao su che phủ. Do vậy, khả năng bảo vệ là không hoàn toàn.

Hạn chế quan hệ tình dục với nhiều người

Hạn chế quan hệ với nhiều người sẽ giúp giảm nguy cơ lây nhiễm virus. Dù vậy, bạn cần hiểu rằng chỉ quan hệ với một người không có nghĩa là bạn hoàn toàn không có nguy cơ nhiễm bệnh, vì bạn không thể xác định chắc chắn người đó đã từng quan hệ hay đã từng nhiễm bệnh hay chưa.

Sàng lọc ung thư cổ tử cung

Ngay cả khi đã tiêm đủ các mũi tiêm HPV, phụ nữ vẫn cần sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ, đặc biệt là ở những người đã từng quan hệ tình dục. Hai xét nghiệm thường được sử dụng là xét nghiệm Pap và xét nghiệm HPV. Xét nghiệm Pap có thể phát hiện những thay đổi của tế bào trong cổ tử cung trước khi chúng chuyển thành ung thư. Xét nghiệm HPV tìm loại virus gây ra những thay đổi tế bào này.

Hy vọng những thông tin vừa rồi đã giúp các chị em giải đáp được thắc mắc quan hệ tình dục rồi có nên tiêm phòng HPV không. Chủng ngừa HPV là một trong những chìa khóa quan trọng nhất giúp bạn ngăn ngừa nhiễm virus và phòng tránh ung thư cổ tử cung. Vậy nên đừng ngần ngại để được tư vấn về loại vắc xin HPV phù hợp nhất với mình, bạn nhé.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News