Sức Khoẻ

Thực phẩm - thuốc tốt cho người bệnh gút

SKĐS- Nguyên nhân cơ bản của bệnh gút (gout) là chế độ ăn nhiều thực phẩm với hàm lượng purin cao: nhiều đạm và đồ uống có cồn.

Bệnh gút có biểu hiện là đau khớp cấp hoặc mạn tính. Purin là yếu tố tác động rõ rệt nhất trong gút. Nhóm thực phẩm với hàm lượng purin cao: Thịt động vật tự nhiên (như dê, chó, chim, nội tạng động vật, hải sản..); nhóm thực phẩm với hàm lượng purin trung bình: Thịt gia cầm, bột mì, đậu phộng, măng, nấm…

Một trong những biện pháp quan trọng để phòng bệnh gút là nên chọn dùng các thực phẩm không hoặc ít có purin. Uống nhiều nước. Không uống rượu, bia và loại đồ uống có chứa caffeine…

Những thực phẩm không chứa purin giúp ngăn ngừa bệnh gút

Quả cà: Cà pháo, cà bát, cà tím… đều có tác dụng hoạt huyết tiêu thũng, khứ phong thông lạc, thanh nhiệt chỉ thống. Đây cũng là loại thực phẩm có tính kiềm và hầu như không chứa purin. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, cà còn có tác dụng lợi niệu ở một mức độ nhất định.

thực phẩm - thuốc tốt cho người bệnh gút

Cà pháo có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gút.

Cải bắp: Cải bắp hầu như không có purin, rất giàu vitamin C và có tác dụng lợi niệu. Sách Bản thảo cương mục thập di cho rằng cải bắp có công dụng “bổ tinh tuỷ, lợi ngũ tạng lục phủ, lợi quan tiết (có ích cho khớp), thông kinh hoạt lạc” nên là thực phẩm rất tốt hỗ trợ bệnh gút.

Củ cải: Tính mát, vị ngọt, có công dụng “hành phong khí, trừ tà nhiệt”, “trừ phong thấp”, rất thích hợp với người bị phong thấp nói chung và bệnh gút nói riêng. Đây cũng là loại rau tính kiềm, giàu sinh tố, nhiều nước và hầu như không có purin.

Súp lơ: Một trong những loại rau rất giàu vitaminC và chứa ít nhân purin. Theo dinh dưỡng học cổ truyền, súp lơ tính mát, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu và thông tiện.

thực phẩm - thuốc tốt cho người bệnh gút

Súp lơ thích hợp dùng cho người bệnh gút.

Rau cần ta: Cần trồng dưới nước tính mát, vị ngọt có công dụng thanh nhiệt lợi thuỷ, đặc biệt tốt trong giai đoạn gút cấp tính. Rau cần ta rất giàu các sinh tố, khoáng chất và hầu như không chứa purin. Có thể ăn sống, ép lấy nước uống hoặc nấu canh ăn hàng ngày.

Dưa chuột: Dưa chuột có tính kiềm, giàu vitamin C, muối kali và nhiều nước. Muối kali có tác dụng lợiniệu nên người bị gút cần ăn nhiều dưa chuột. Theo dinh dưỡng học cổ truyền, dưa chuột tính mát, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt lợi thuỷ, sinh tân chỉ khát và giải độc nên loại rau có khả năng bài tiết tích cực, hỗ trợ điều trị bệnh gout

Cải xanh: Cũng là loại rau tính kiềm, có lợi cho sức khỏe. Cải xanh giàu vitamin C, muối kali và hầu như không chứa purin. Cải xanh có tác dụng giải nhiệt, trừ phiền, lợi tiểu tiện, lợi tràng vị, thích hợp với người bị bệnh gút.

Mời độc giả xem video:

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News