Khỏe - Đẹp

Phân biệt nám, tàn nhang và cách điều trị

Nám và tàn nhang là 2 tình trạng da liễu phổ biến khiến cho làn da không đều màu, kém sắc. Hiểu đúng về nám, tàn nhang giúp bạn đưa ra những lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp và hiệu quả.

‏1. Nám và tàn nhang là gì?‏

‏1.1 Về nám da‏

‏Nám da là những mảng sắc tố sẫm màu có kích thước lớn, xuất hiện nhiều ở hai bên gò má, mũi, trán và cằm.

Nám da thường gặp phổ biến ở phụ nữ mang thai và độ tuổi tiền mãn kinh do ảnh hưởng của rối loạn nội tiết tố.‏

phân biệt nám, tàn nhang và cách điều trị

‏Nám da‏

‏1.2 Về tàn nhang‏

‏Khác với nám da, tàn nhang là những chấm nhỏ màu nâu nhạt đến đậm, xuất hiện trên da khiến da trở nên lốm đốm và không đều màu. Ngoài vùng da mặt, tàn nhang còn có thể xuất hiện ở nhiều bộ phận khác trên cơ thể, đặc biệt là các vùng da tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời như cổ, vai, ngực, cánh tay…‏

phân biệt nám, tàn nhang và cách điều trị

‏Tàn nhang‏

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây nám da có thể do di truyền, ánh nắng mặt trời, rối loạn nội tiết tố, lạm dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ…

Chủ yếu là nguyên nhân di truyền, do tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời…

Độ tuổi

Nám da thường xuất hiện ở phụ nữ tiền mãn kinh, phụ nữ sau sinh… Hiếm khi xuất hiện ở tuổi dậy thì.

Có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi.

Hình dạng

Nám da có thể ở dạng đốm hoặc mảng, thường xuất hiện đối xứng ở hai bên gò má. Nám da dạng mảng thường trải rộng.

Vị trí

Nằm sâu dưới lớp biểu bì da, thường xuất hiện chủ yếu trên da mặt

Nằm ở lớp da nông trên bề mặt da, ngoài xuất hiện trên mặt còn có thể thấy ở các vị trí khác như cổ, cánh tay, ngực…

Nám da Tàn nhang
Tàn nhang là những chấm nhỏ, có thể nằm riêng lẻ hoặc liên kết thành từng mảng nhưng không đều nhau.

‏2. Cách điều trị nám và tàn nhang từ bác sĩ da liễu‏

‏Mặc dù nám da và tàn nhang không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người mắc phải nhưng nếu không điều trị, tình trạng này có thể lan rộng ra vùng da khác, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ.‏

‏2.1 Điều trị nám da‏

‏Theo BS Hà Thị An Diên, chuyên gia da liễu, nguyên tắc trong điều trị nám da như sau:‏

  • ‏Điều trị nguyên nhân nếu có thể‏
  • ‏Điều trị phối hợp với phòng tái phát‏
  • ‏Điều trị bằng thuốc bôi và đường uống‏
  • ‏Điều trị nội khoa kết hợp với một số liệu trình trị nám công nghệ cao khác như peel da, điều trị nám bằng laser…

Hiện nay, để điều trị nám da, người dùng thường sử dụng những phương pháp sau:‏

  • ‏Điều trị tại chỗ bằng đường bôi: Các hoạt chất hay được dùng như hydroquinol, arbutin, kojic axit, niacinamide, azelaic axit, vitamin C, tranexamic axit, corticoid loại nhẹ hoặc trung bình…‏
  • ‏Thuốc đường uống: Sử dụng các chất chống lão hóa như vitamin C, vitamin E, vitamin PP, L-cysteine.‏
  • ‏Đường tiêm: Kỹ thuật tiêm vi điểm trong da (mesotherapy) trong điều trị nám hiện nay cũng rất phổ biến giúp ức chế tế bào sắc tố sản sinh melanin, đồng thời cung cấp dưỡng chất giúp da trắng hồng đều màu.‏
  • ‏Áp dụng liệu pháp công nghệ cao như điều trị laser, peel da…

‏2.2 Điều trị tàn nhang‏

‏‏Đối với những đốm tàn nhang, các sản phẩm chứa glycolic acid và các loại alpha hydroxy acid (AHA) có công dụng giúp loại bỏ lớp ngoài của da và hạn chế sự đổi màu trên da.‏/span>

‏Ngoài ra, cần lưu ý điều quan trọng trong điều trị và phòng ngừa nám tàn nhang là phải thường xuyên thoa kem chống nắng. Đây là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ da trước tác động tiêu cực của tia cực tím. Để đảm bảo hiệu quả, hãy bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài từ 20 – 30 phút, sử dụng biện pháp chống nắng cơ hội (áo dài tay, mũ rộng vành, kính râm…) để ngăn ngừa làn da bị tổn hại do ánh nắng mặt trời.‏

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News