Kiến Thức

Cách trồng mướp chuẩn khoa học, sai quả, ngừa sâu bệnh

Mướp là một loại cây trồng quen thuộc của người dân Việt Nam với phần quả được dùng để làm thực phẩm, mang đến những món ăn ngon – bổ. Cách trồng mướp tương đối đơn giản nhưng khi trồng với quy mô và diện tích lớn cần phải đảm bảo những kỹ thuật nhất định. Bài viết này Vua Nệm sẽ hướng dẫn đến bà con cách trồng khoa học, giúp ngừa sâu bệnh và mang đến mùa màng bội thu nhé.

cách trồng mướp chuẩn khoa học, sai quả, ngừa sâu bệnh

Hướng dẫn cách trồng mướp cho mùa bội thu

1. Đặc tính của mướp

Mướp là giống cây trồng phổ biến ở Việt Nam, thuộc họ dây leo, thân màu lục nhạt, lá to, đường kính khoảng 15 – 25cm. Hoa mướp có màu vàng, hoa cái mọc đơn độc trong khi hoa đực sẽ mọc thành chùm. Quả mướp thường dài từ 25cm đến 100cm, mặt ngoài của quả màu lục nhạt, có những đường gân xanh chạy dọc theo chiều dài quả.

cách trồng mướp chuẩn khoa học, sai quả, ngừa sâu bệnh

Mướp thuộc loại dây leo, quả có thể dùng để xào hoặc nấu canh

Quả mướp có hàm lượng dinh dưỡng cao, gồm chất béo, protein, vitamin B, C, muối nitrat, chất nhầy,… Theo đông ý, mướp có vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu đờm, mát máu, thông kinh mạch. Vì vậy, ngoài dùng làm thực phẩm, để nấu canh hoặc xào, mướp còn được dùng làm thuốc.

Quả mướp khi chín già, để lâu ngày sẽ chỉ còn lại khối xơ cứng, dài. Phần xơ mướp này đặc biệt không bị nước làm mục hỏng, khi ngâm trong nước xơ sẽ mềm và phồng lên. Nhiều người tận dụng đặc tính này mà sử dụng xơ mướp để làm miếng rửa bát hoặc để cọ tắm.

2. Quy trình gieo trồng mướp

Nhìn chung cách trồng mướp tương đối đơn giản, tương tự như những loại dây leo phổ biến khác. Trước tiên cần thực hiện khâu gieo trồng bằng cách ngâm hạt giống trong nước ấm vừa phải, thời gian từ 4 – 6 tiếng. Sau đó vớt hạt giống ra, đem ủ trong khăn ẩm từ 36 – 48 tiếng để hạt giống nảy mầm.

cách trồng mướp chuẩn khoa học, sai quả, ngừa sâu bệnh

Đất trồng tơi xốp giúp mướp sinh trưởng tốt hơn

Đối với đất trồng mướp cần phải đảm bảo độ tơi xốp và thoát nước tốt. Vì vậy bạn cần tiến hành cào xới, đánh tơi đất. Ngoài ra còn có thể mua những loại đất đã trộn sẵn đã được pha trộn phù sa, phân trùn theo tỉ lệ phù hợp.

Gieo hạt mướp xuống những hốc nhỏ, có độ sâu khoảng 1cm rồi lấp đất lại.Giữ ẩm tại khu vực trồng để mướp có thể sinh trưởng. Trường hợp bạn trồng trong chậu cần đảm bảo mật độ gieo hạt phù hợp. Với chậu có kích thước 20cm thì số hạt phù hợp là 3 hạt/chậu.

Đảm bảo cách gieo trồng như trên là bạn đã đảm bảo được điều kiện ban đầu để mang đến một mùa vụ bội thu. Khi được đáp ứng tốt, hạt giống sẽ nảy mầm, ra lá rất nhanh. Lúc này nhiệm vụ của người dân là tiến hành tiếp các công đoạn tiếp theo khi trồng mướp.

3. Cách trồng mướp chuẩn khoa học

Khi trồng với quy mô và diện tích lớn nhằm mục đích kinh doanh, người dân cần đảm bảo cách trồng mướp đúng chuẩn để đạt được năng suất mong đợi. Đầu tiên cần đảm bảo làm đất thật kỹ cho đất tơi xốp, lên luống rộng khoảng 2.5m và bón lót đủ các loại phân như phân chuồng, lân và kali. Kế đến, bạn tiến hành rạch hàng trên luống rồi tra hạt. Lưu ý là mỗi luống sẽ chỉ trồng một hàng.

cách trồng mướp chuẩn khoa học, sai quả, ngừa sâu bệnh

Đảm bảo cách trồng mướp đúng chuẩn để đạt năng suất như mong đợi

Khi mướp bắt đầu nảy mầm và mọc 2 – 3 lá, người trồng phải tiến hành làm giàn leo cho mướp. Giàn mướp thường được làm theo kiểu mái bằng, cao 2m, đảm bảo giàn được làm vững chắc không bị sụp đổ. Khi cây cao 20cm, ở mỗi hốc bạn hãy cắm một cây dóc để mướp dễ dàng men theo bò lên giàn. Khi mướp đã leo lên giàn, bạn hãy cắt tỉa bỏ lá ở dưới gốc cho thoáng cây.

Trong quá trình sinh trưởng của cây cần đảm bảo việc tỉa cây, bón thúc, vun xới. Những việc này sẽ phải thực hiện cho đến khi mướp leo kín giàn khoảng 2 tháng. Trong đó việc bón thúc là rất quan trọng để cây mướp cho quả tốt. Lượng phân bón thúc khi trồng 1ha mướp tham khảo như sau: 300kg NPK, 200KG Urê và 30kg Kali. Với lượng phân này hãy chia đều ra nhiều lần bón.

Với cây mướp, thời gian gieo trồng đến lúc thu hoạch vào khoảng 80 đến 100 ngày. Năng suất trung bình có thể đạt được là 40 – 50 tấn/ha. Trong mỗi mùa vụ, người dân sẽ để lại những quả làm giống cho mùa sau. Quả giống phải là quà to, không sâu bệnh, để thật già trên cây rồi cắt phơi trên gác bếp, lấy hạt cho vụ sau.

4. Chế độ chăm sóc mướp phù hợp

Khi trồng bất kỳ loại cây nào cũng phải đi đôi với việc chăm sóc để cho cây luôn ở tình trạng khỏe mạnh, có đủ nước và chất dinh dưỡng. Đối với mướp người dân cần đảm bảo chế độ tưới và làm cỏ sạch sẽ.

4.1 Chế độ tưới nước

Việc úng nước sẽ rất có hại cho cây mướp, vì vậy không nên để mương tưới bị đọng nước quá lâu. Sau mỗi 10 giờ cần phải khai thông thoát nước. Đồng thời đảm bảo tưới nước đều đặn, đúng theo chu kỳ và độ ẩm của đất.

cách trồng mướp chuẩn khoa học, sai quả, ngừa sâu bệnh

Đảm bảo chế độ tưới phù hợp, cung cấp đủ độ ẩm cho mướp

Trong thời tiết nắng nóng, cần tưới nước hai lần mỗi ngày cho mướp.Thời gian tưới thích hợp là vào buổi sáng sớm và chiều tối từ 5 – 6 giờ chiều. Lưu ý không nên tưới nước vào giữa trưa nắng gắt. Đối với những ngày tiết trời lạnh, mùa đông thì người dân giảm số lần tưới xuống, chỉ tưới duy nhất một lần vào buổi chiều tối để cung cấp độ ẩm cho cây.

Người dân có thể dùng hệ thống tưới thông minh, tưới nhỏ giọt hoặc tưới phun như mưa. Thêm một lưu ý nữa đó là nên tăng lượng nước tưới vào thời điểm ra hoa rộ và không nên tưới phun nước lên hoa, quả non.

4.2 Làm cỏ

Một trong những tiêu chí trong cách trồng mướp đó là phải làm cỏ thật sạch xung quanh khu vực trồng. Bạn có thể làm cỏ bằng tay, dùng cuốc hoặc phun các loại thuốc diệt cỏ. Tuy nhiên khi phun cần chú ý, không để thuốc dính vào thân, lá mướp sẽ gây hại cho cây.

Tại sao cần làm cỏ sạch? Vì cỏ dại sẽ cạnh tranh với cây trồng về dinh dưỡng, không gian, ánh sáng và độ ẩm trong đất. Điều này làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, chất lượng nông sản. Ngoài ra một số loại cỏ dại còn là nơi cư trú của sâu hại, sẽ làm lây lan sang mướp.

5. Phòng trừ sâu bệnh, côn trùng gây hại cho mướp

Ngay cả khi người dân đã đảm bảo đúng cách trồng mướp thì vẫn chưa đảm bảo được năng suất như ý muốn. Lý do là vì vẫn còn đó các loại côn trùng, sâu bệnh sẵn sàng làm hại, phá hoại mùa màng.

Bạn cần cẩn thận với chuột, chúng có thể cắn phá hạt khi bạn gieo trồng. Giải pháp để ngăn ngừa chuột là dùng bẫy, dùng thuốc chuột hoặc phun thuốc có mùi hôi làm chuột không đến gần.

cách trồng mướp chuẩn khoa học, sai quả, ngừa sâu bệnh

Sâu bệnh phá hoại ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất

Ngoài chuột, bạn cần chú ý đến các loại côn trùng khác như dế, sâu đất, sùng đất. Chúng thường ăn đứt rễ mầm hạt giống, cây non, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng của cây. Còn có thêm bọ rùa, sâu xanh, rầy trắng… đây đều là những sâu bệnh sẽ gây thiệt hại cho năng suất cây trồng. Người dân cần có phương pháp loại trừ, bảo vệ cây trồng của mình bằng các loại thuốc sâu phù hợp.

>>>Đừng bỏ lỡ:

Mướp là một loại thực phẩm rất ngon và bổ nhờ chứa nhiều dưỡng chất. Có thể chế biến nhiều món ăn khác nhau từ mướp như canh hoặc các món xào. Với cách trồng mướp Vua Nệm vừa hướng dẫn ở trên, đảm bảo bạn sẽ thu hoạch được những trái mướp to, dài và chất lượng, mang lại những vụ mùa bội thu.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News