Kiến Thức

Hướng dẫn bà con cách trồng cà tím trĩu quả, hạn chế sâu bệnh

Cà tím là một loại cây, một loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của mỗi gia đình Việt. Với chất thịt mềm, cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng, cà tím thích hợp cho cả người già và trẻ nhỏ. Không chỉ là thực phẩm, loại cây này còn mang đến giá trị kinh tế khi trồng với quy mô lớn để thu hoạch và bán trái. Bài viết dưới đây Vua Nệm sẽ giới thiệu đến bà con cách trồng cà tím đúng chuẩn, đảm bảo mang về năng suất cao và hạn chế được sâu bệnh nhé.

hướng dẫn bà con cách trồng cà tím trĩu quả, hạn chế sâu bệnh

Hướng dẫn cách trồng cà tím đúng kỹ thuật

1. Nguồn gốc cây cà tím

Cà tím là một trong những loại nông sản được trồng nhiều nhất trên thế giới. Ở Ấn Độ, cà tím còn được xếp vào danh sách Vua của những loại rau củ về mức độ ưa chuộng và giá trị dinh dưỡng của nó.

hướng dẫn bà con cách trồng cà tím trĩu quả, hạn chế sâu bệnh

Cà tím đã xuất hiện từ rất lâu trước đây

Về nguồn gốc, cà tím được cho là đã xuất hiện từ thời tiền sử ở các vùng thuộc Châu Á. Còn đối với các nước phương Tây, phải đến những thập niên 1500 thì họ mới biết đến loại cây này.

Cà tím có tên khoa học là “Melongena”, có nguồn gốc từ tên gọi dùng cho một giống cà trong tiếng Ả Rập vào thế kỷ 16. Tên gọi tiếng Anh của cà tím là “Eggplant” cũng xuất phát từ đặc điểm của một giống cà có màu trắng, hình dạng giống quả trứng gà.

Về hình dáng, cà tím thường phát triển đến chiều cao trung bình từ 50 – 150cm. Thân cây thường có gai nhỏ. Lá cà tím lớn, phiến lá rộng, mặt dưới lá bao phủ bởi lớp lông tơ. Hoa cà tím có màu trắng hoặc màu tím nhạt, nhụy hoa màu vàng. Quả có hình thuôn dài, vỏ màu tím, nhiều thịt, xốp, chứa hạt nhỏ bên trong

2. Điều kiện thích hợp để trồng cà tím

Cá tím mặc dù là một loại cây rất phổ biến ở nước ta, tuy nhiên, với những đặc tính riêng mà không phải ở đâu, vào thời gian nào cũng có thể trồng được. Về cách trồng cà tím, người dân cần đảm bảo những điều kiện cơ bản như sau:

  • Điều kiện khí hậu: cà tím là loại cây trồng thích hợp với khí hậu nóng. Việt Nam là nước nhiệt đới, khí hậu nóng nên có thể trồng quanh năm. Ngoại trừ Đà Lạt có nhiệt độ khá thấp, không trồng được từ khoảng tháng 11 đến tháng 2 năm sau vì lúc này nhiệt độ xuống thấp.
  • Điều kiện đất đai: cà tím kỵ loại đất nhiều chất hữu cơ chưa hoai mục, thích hợp với đất ít sét nhiều mùn. Ngoài ra, đất xám, đất đỏ hay đất phù sa đều có thể trồng được cà tím, chỉ cần đảm bảo đất xốp và không bị úng nước là cây có thể sinh trưởng tốt. Độ pH phù hợp nhất dành cho cà tím là từ 5.5 – 6.8.

3. Hướng dẫn cách trồng cà tím chuẩn khoa học

Cà tím mặc dù dễ trồng nhưng để đảm bảo đạt năng suất, cho trái tốt thì cần phải đảm bảo được các yếu tố kỹ thuật. Cách trồng cà tím sẽ như sau.

3.1 Làm đất

Đất trồng đóng vai trò quan trọng khi trồng bất cứ loại cây gì. Đối với cà tím, đất phải được bừa cho nhuyễn, làm sạch cỏ, loại bỏ rễ cây, đá sỏi, cày sâu từ 25 – 30cm. Sau đó đào lỗ sâu 20cm, chiều rộng 40cm, bón lót để chuẩn bị cho công đoạn gieo trồng.

3.2 Quy cách trồng

Những cây cà tím con, độ cao chừng khoảng 15cm, sẽ được trồng vào những lỗ đất sâu đã đào sẵn. Chỉ nên trồng mỗi lỗ một cây và khoảng cách giữa các cây như sau:

  • Mùa mưa: cách nhau từ phía 50x50cm
  • Mùa nắng: các cây cách nhau 50cm và các hàng cách nhau 1m

hướng dẫn bà con cách trồng cà tím trĩu quả, hạn chế sâu bệnh

Cần đảm bảo khoảng cách nhất định giữa cây trồng với nhau

Lưu ý, người dân nên chồng vào buổi chiều trời mát, sau khi chồng phải tưới thật ướt để đảm bảo độ ẩm cho cây, kích thích khả năng bén rễ của cây vào đất. Có như vậy thì cây mới mau sinh trưởng.

3.3 Chăm sóc, tưới nước

Để đảm bảo đúng cách trồng cà tím, bà con cần phải chú ý đến chế độ nước tưới, chăm sóc phù hợp. Theo đó, vào mùa nắng nên tưới mỗi ngày một lần vào sáng sớm hoặc xế chiều, khi trời đã hết nắng. Ngoài ra, nên tủ gốc bằng cỏ khô hoặc rơm.

hướng dẫn bà con cách trồng cà tím trĩu quả, hạn chế sâu bệnh

Không để cà tím bị úng nước trong thời gian dài

Vào mùa mưa, nước nhiều, cần phải đảm bảo gốc cà không bị ngập úng. Nếu bị ngập nước 24 giờ, cà rất dễ chết. Cùng với đó người dân phải làm sạch cỏ xung quanh, xới đất, vun gốc, cắt tỉa… để đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho cà tím phát triển và kết trái.

3.4 Chế độ phân bón

Tùy vào mỗi người mà chế độ phân bón khi trồng cà tím có thể khác nhau. Tuy nhiên, nguyên tắc vẫn phải đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cây hấp thụ. Tùy vào phần đất trồng tốt hay xấu mà lượng phân có thể tăng hoặc giảm. Thông thương, với 1 ha trồng cà tím cần lượng phân trung bình như sau:

  • Phân chuồng: 20 – 30 tấn
  • Supe lân/lân vi sinh: 300 – 500 kg
  • NPK: 600 – 800 kg
  • Urê: 200 kg
  • Kali: 250 kg

Để bón lót cho cà tím sẽ bón bằng toàn bộ phân chuồng, lân, NPK và Kali (nếu bạn sử dụng màng phủ nông nghiệp). Trong trường hợp không sử dụng màng phủ thì bón toàn bộ phân chuồng và phân lân.

Bón thúc cho cà tím nên bón vùi phân vào đất để hạn chế việc phân bị rửa trôi, bốc hơi.

3.5 Phòng trừ sâu bệnh gây hại cà tím

Cũng như các loại cây trồng khác, khi trồng cà tím sẽ phải đối mặt với các loại sâu bệnh lăm le làm hại. Phổ biến là sâu bướm, sâu rừng, ốc sên, nấm làm khô héo lá… Người dân cần có phương án cụ thể để xử lý các loại sâu bệnh này, chẳng hạn như khử độc đất trước khi trồng, phun thuốc trừ sâu, rắc vôi hoặc thậm chí là nhổ bỏ những cây bệnh đem đốt để tránh lây lan sang những cây khác…

3.6 Thu hoạch cà tím

Có lẽ đây là giai đoạn mong đợi nhất của những người nông dân. Sau khoảng thời gian cày bừa, chăm sóc cây trồng cũng đến lúc thu trái ngọt. Với cà tím, có thể thu hoạch sau khoảng 2 tháng đến 2 tháng rưỡi tính từ lúc trồng. Những trái cà tím thuôn dài, mập mạp chính là thành quả khi áp dụng cách trồng cà tím đúng cách. Năng suất trung bình mà mỗi mẫu cà mang lại là khoảng 30 – 40 tấn trái.

hướng dẫn bà con cách trồng cà tím trĩu quả, hạn chế sâu bệnh

Cà tím có thể được thu hoạch sau 2 tháng đến 2 tháng rưỡi trồng

4. Các món ăn hấp dẫn từ cà tím

Không phải ngẫu nhiên mà cà tím trở thành loại cây được trồng phổ biến khắp thế giới. Ở Việt Nam, cà tím là loại thực phẩm được dùng hàng ngày, chế biến thành những món ngon đa dạng.

hướng dẫn bà con cách trồng cà tím trĩu quả, hạn chế sâu bệnh

Có thể chế biến nhiều món ăn khác nhau từ cà tím

4.1 Cà tím nhồi thịt chiên

Nếu như bạn đã quá quen thuộc với món cà tím nướng mỡ hành thì hãy thử đổi món một chút. Cũng là cà tím nhưng hãy nhồi với thịt chiên. Với món này, bạn sẽ có thành phẩm là một món ăn với lớp bột chiên giòn, vàng rụm bên ngoài. Bên trong là nhân thịt đậm đà kết hợp cùng vị ngọt tươi, thơm lừng của cà tím. Món này bạn có thể ăn kèm với cơm, hoặc ăn không, chấm với tương ớt nếu thích.

4.2 Cà tím sốt tôm thịt

Thêm một món ăn ngon không thể cưỡng với cà tím chính là cà tím sốt tôm thịt. Món ăn vô cùng hấp dẫn bởi lớp mỡ hành bóng bẩy, cắn một miếng sẽ cảm nhận được vị ngọt tươi, mềm mại hòa quyện giữa cà tím và thịt tôm. Món ăn này phù hợp với cả người lớn tuổi và trẻ nhỏ, mang lại giá trị dinh dưỡng cao, ăn hoài cũng không thấy ngán.

4.3 Cà tím bung đậu thịt

Nếu gia đình bạn có ông bà, những người lớn tuổi, hãy làm ngay món cà tím bung đậu thịt cho ông bà ăn nhé. Cà tím vốn mềm nên rất dễ ăn, kết hợp với thịt kho, kèm vị cà chua chua chua ngọt ngọt và bùi béo của đậu hũ.

Trên đây Vua Nệm vừa hướng dẫn bà con cách trồng cà tím. Loại cây này vừa có thể dùng làm thực phẩm trong gia đình, vừa mang lại giá trị kinh tế khi trồng với số lượng lớn. Chúc bạn có những vụ mùa bội thu với giống cà tím này nhé.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News