Thời Trang

Khám phá các loại mặt sân tennis và sự khác nhau giữa chúng

Các loại mặt sân tennis hiện nay gồm những gì? Các loại sân này có điểm gì khác biệt với nhau? Vì sao mọi người lại thích chơi ở sân cỏ nhân tạo?

Các loại mặt sân tennis hiện nay bao gồm 3 loại chính là: sân đất nện, sân cứng tiêu chuẩn, sân cỏ. Nhưng các loại sân này có điểm gì khác biệt? Sân tennis nhân tạo có những lợi ích gì cho người chơi? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng chúng mình nhé!

khám phá các loại mặt sân tennis và sự khác nhau giữa chúng

Những điểm khác biệt của các loại mặt sân tennis

Trong sân tennis, các loại mặt sân tennis phổ biến là: sân đất nện, sân cứng tiêu chuẩn và sân cỏ. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà bạn có thể chọn mặt sân phù hợp để chơi vì có người chơi tốt ở sân này nhưng lại chơi không tốt ở sân kia. Vậy điểm khác biệt của các loại mặt sân tennis là gì?

Chất liệu

    Với sân đất nện, vật liệu sử dụng là gạch vụn, đá vụn hoặc đá phiến sét cho mặt sân màu đỏ.

    Sân cứng được làm từ vật liệu chính là nhựa đường.

    Sân cỏ có đặc trưng là cỏ được trồng trên nền đất phù sa hoặc cũng có thể sử dụng cỏ nhân tạo.

khám phá các loại mặt sân tennis và sự khác nhau giữa chúng

Độ nảy của bóng trên mặt sân

Trong tennis, độ nảy bóng rất quan trọng và cần điều chỉnh cách chơi cho phù hợp, nếu không thích nghi được trên sân sẽ khó giành chiến thắng.

    Mặt cỏ trơn thì bóng chạm đất thường trượt đi khá nhanh, ít khi bay cao quá đầu gối

    Với sân cứng, bóng nảy cao, đều để tạo cơ hội cho người chơi tạo ra các kỹ thuật giao bóng tốt

    Với sân đất nện, bóng đi chậm nhưng lại tạo được độ nảy cao hơn hẳn sân cỏ

Tốc độ của bóng trên mặt sân

Sân tennis có tốc độ bóng chậm chất là sân đất nện, sau khi bóng chạm đất sẽ mất đi khoảng 40% vận tốc ban đầu. Với sân cỏ thì bóng bay nhanh hơn, tốc độ chỉ mất khi khoảng 30% vận tốc ban đầu sau khi bóng chạm đất. Còn với sân cứng, độ ma sát ít nên tốc độ sẽ duy trì ở mức cao, vận tốc bóng được duy trì ở mức cao nhất so với vận tốc ban đầu.

khám phá các loại mặt sân tennis và sự khác nhau giữa chúng

Chi phí xây dựng và bảo trì

Sau một thời gian sử dụng, các loại sân tennis đều cần phải bảo trì và xây dựng thêm. Cụ thể:

    Loại sân tốn ít chi phí nhất chính là sân đất nện

    Còn với sân cứng thì gồm 2 loại: thuần chủng và tổng hợp. Giá xây dựng phụ thuộc vào mặt sân và mức độ kiên cố.

Về việc bảo quản thì bởi tính chất của mỗi mặt sân là khác nhau nên cách bảo quản cũng khác nhau. Việc bảo trì sân cỏ là khó khăn nhất trong 3 loại mặt sân kể trên. Cho nên, sân cỏ hiện đang dần trở nên hiếm hơn.

Lợi ích của sân tennis bằng cỏ nhân tạo

Trong số các loại mặt sân tennis trên thì sân tennis cỏ được nhiều người thích và lựa chọn nhiều. Có 2 loại sân cỏ là: sân cỏ tự nhiên và sân cỏ nhân tạo. Trong đó, sân cỏ nhân tạo được xem là sự lựa chọn tối ưu cho mọi người. Những ưu điểm của loại sân cỏ này phải kể đến như:

Dễ dàng lắp đặt

Với cỏ nhân tạo, quá trình lắp đặt sẽ rất nhanh chóng. Mặt bằng đã được thi công hoàn thiện thì chỉ cần trải thảm cỏ ra rồi ghép nối các thảm với nhau. Quá trình thi công này cũng không mất quá nhiều thời gian.

khám phá các loại mặt sân tennis và sự khác nhau giữa chúng

Có tính đàn hồi, tính năng đệm và giữ lực tốt

Một đặc tính nổi bật của sân cỏ nhân tạo chính là tính đàn hồi tốt, có tính năng đệm và giữ lực tốt. Điều này giúp làm giảm tác động đến phần eo, khớp gối, mắt cá chân của người chơi. Khi chơi, các chấn thương cũng được hạn chế tối đa, thời gian phục hồi chấn thương nhanh hơn.

Khả năng thoát nước tốt

Trên thảm cỏ nhân tạo có các lỗ thoát nước để hỗ trợ thoát nước nhanh chóng, tránh nước bị ứ đọng trên sân gây trơn trượt, nguy hiểm cho người chơi. Sân này cũng giảm ảnh hưởng xấu của thời tiết để người chơi an toàn hơn.

Một số tiêu chuẩn cơ bản trên sân tennis

Các loại mặt sân tennis tuy có sự khác nhau về chất liệu trải sân nhưng vẫn đều có chung một số tiêu chuẩn cơ bản như sau:

Kích thước tiêu chuẩn

Kích thước tiêu chuẩn của một sân tennis theo đúng chuẩn quy định quốc tế thì là sân hình chữ nhật, bề mặt phẳng. Chiều dài của sân là 23.77m, chiều rộng là 8.23m khi đấu đơn và 10.97m khi đấu đôi.

Cột lưới

Cột lưới được thiết kế dạng hình tròn hoặc hình vuông, đặt cao hơn mép trên của lưới là 2.5cm. Tâm của cột được đặt cách với mép ngoài của đường biên dọc là 914mm.

khám phá các loại mặt sân tennis và sự khác nhau giữa chúng

Đường kẻ giới hạn các mặt sân tennis

Đường kẻ giới hạn phát bóng được vẽ rộng 5cm, vẽ ở chính giữa trong khoảng cách đường giao bóng và lưới. Vạch mốc giao bóng cũng có chiều rộng 5cm, chiều dài 10cm chính giữa đường biên ngang. Vạch này sẽ nằm vuông góc với đường nằm ở cuối sân, hướng vào trong sân.

Mọi đường kẻ các trên sân tennis cũng không nhỏ hơn 2.5cm trừ đường kẻ cuối sân rộng tới 10cm. Các đường kẻ cũng phải được sơn cùng một màu để dễ dàng phân biệt.

Lưới căng

Lưới sử dụng cũng được căng ở giữa sân và theo chiều rộng của sân, song song với đường biên. Chiều cao lưới ở giữa sân là 914mm còn ở 2 cột lưới là 1.07m. Lưới được chia đều thành 2 phần, được căng sát tới 2 cột. Phần bản lề của lưới rộng không nhỏ quá 5cm.

Hy vọng qua những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ hơn về các loại mặt sân tennis và lợi ích của sân tennis nhân tạo. chúng mình chúc bạn có những trận tennis hay và thú vị nhé!

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News