Thời Trang

[Tổng hợp] Kinh nghiệm Trekking từ A đến Z cho người mới

Kinh nghiệm trekking là một trong những điều quan trọng mà các bạn mới nên tìm hiểu và học hỏi. Để chuẩn bị tốt cho một chuyến đi, các bạn cần phải.

Trekking là hình thức du lịch bụi đang ngày càng nhận được nhiều quan tâm. Một chuyến đi Trekking sẽ cần chuẩn bị và lưu ý những gì? Các bạn mới, hãy lưu ngay các kinh nghiệm trekking sau đây nhé.

[tổng hợp] kinh nghiệm trekking từ a đến z cho người mới

Địa điểm trekking chủ yếu là ở các vùng núi xa xôi, nơi còn hoang sơ chưa có sự can thiệp của con người. Trong suốt hành trình đi trk, các bạn sẽ phải tự sử dụng các thiết bị như bản đồ, định vị GPS, la bàn,…,để tìm đường. Do đó đòi hỏi người tham gia phải có thể lực tốt và tâm lý vững vàng.

[tổng hợp] kinh nghiệm trekking từ a đến z cho người mới

Trekking không dành cho tất cả mọi người (Ảnh: Bé Điệu)

Kinh nghiệm trekking cần thiết cho người mới

Đối với các bạn mới tham gia lần đầu, cần phải làm gì để có một chuyến đi thuận lợi, suôn sẻ. Tham khảo ngay các kinh nghiệm trekking sau đây!

Chuẩn bị những gì trước khi đi trekking?

Thể lực, sức khoẻ

Điều đầu tiên vô cùng quan trọng cho một chuyến đi trekking đó là thể lực, đặc biệt là sức bền. Trong suốt hành trình đi trekking bạn phải đi bộ rất nhiều, thêm vào đó là phải vác theo hành trang và vượt qua rất nhiều các loại địa hình khác nhau. Do đó, nếu bạn không tập luyện thường xuyên để quen với việc đi bộ thì sẽ rất dễ bị đuối sức, thậm chí còn có thể gặp các chấn thương ở chân.

[tổng hợp] kinh nghiệm trekking từ a đến z cho người mới

Chuẩn bị thể lực tốt, thường xuyên tập thể dục để làm quen với việc đi bộ (Ảnh: Nguyễn Đức Hiếu)

Nếu bạn muốn đảm bảo cho một chuyến trekking trong vài ngày, thì phải thường xuyên tập thể dục trước đó ít nhất từ 2 – 3 tuần. Nên tập trung vào việc chạy bộ hoặc đi bộ để rèn luyện sức bền. Đồng thời phải kết hợp với việc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và ngủ đủ giấc. Kinh nghiệm trekking này cực kỳ quan trong, nên bạn cần phải lưu ý nhé.

[tổng hợp] kinh nghiệm trekking từ a đến z cho người mới

Cần chuẩn bị thể lực trước 2 -3 tuần khi đi (Ảnh: Trung Hiếu)

Tìm hiểu địa hình nơi sẽ đi trek

Tiếp theo, phải tìm hiểu kỹ về địa hình cũng như thời tiết của khu vực mà bạn sẽ đi Trekking. Dù đã có bản đồ, la bàn, GPS hay Tracklog bạn cũng đừng nên chủ quan, vì trong địa hình rừng núi rất dễ bị mất phương dẫn đến lạc đường. Vậy nên, tìm hiểu kỹ trước để nắm rõ địa hình là điều cực kỳ cần thiết.

[tổng hợp] kinh nghiệm trekking từ a đến z cho người mới

Tìm hiểu kỹ địa hình sẽ đi trekking (Ảnh: Hoàng Đình Ba)

Chuẩn bị giày trekking chuyên dụng

Kinh nghiệm trekking tiếp theo này cũng không kém phần quan trọng mà nhiều bạn Trekker vẫn hay bỏ qua, đó chính là giày trekking chuyên dụng. Nếu bạn vẫn nghĩ, chỉ cần mang giày thể thao hoặc sneaker là được thì sai lầm nhé.

[tổng hợp] kinh nghiệm trekking từ a đến z cho người mới

Những đôi giày thông thường chủ yếu được thiết kế với mục đích thời trang và đi hằng ngày. Nếu bạn sử dụng chúng để di chuyển liên tục trong một quãng đường dài thì rất dễ gây đau chân, phồng rộp. Chưa kể, sẽ có thể bị ngã khi di chuyển qua những nơi trơn trượt như vách đá, bờ suối,…Vì chúng không đảm bảo được độ bám.

Ngược lại, những đôi giày trekking hoặc leo núi đã được thiết kế dựa trên những đặc trưng của hình thức du lịch  này. Nhầm giúp người đi cảm thấy thoải mái và hạn chế các nguy cơ gây chấn thương cho đôi bàn chân khi phải di chuyển liên tục.

[tổng hợp] kinh nghiệm trekking từ a đến z cho người mới

Một đôi giày chuyên dụng để đi trekking phải đảm bảo các yếu tố về độ bám, chất liệu thoáng khí, lớp lót êm ái và có độ đàn hồi tốt. Lưu ý, nên chọn giày rộng hơn từ ½ – 1 size, để giúp chân cảm thấy thoải mái hơn, không bị gò bó khi di chuyển.

Mua bảo hiểm du lịch

Mua bảo hiểm du lịch trước khi đi trekking là kinh nghiệm mà không phải ai cũng biết. Trekking là hình thức du lịch mạo hiểm, không thể đảm bảo trước bất kỳ điều gì. Nên để đảm bảo quyền lợi, bạn hãy nên mua bảo hiểm trước khi đi nhé.

[tổng hợp] kinh nghiệm trekking từ a đến z cho người mới

“Check list” các vật dụng cần thiết khi đi Trekking

Bên cạnh trang phục và giày, bạn cần phải chuẩn bị thêm “list” các vật dụng cần thiết sau.

Giấy tờ tùy thân + Tiền bạc

Trong bất kỳ chuyến du lịch nào, giấy tờ tùy thân chính là thứ bắt buộc cần phải mang theo. Dù là trekking tại các địa điểm hoang sơ, vắng vẻ nhưng sẽ có một số khu vực thuộc bộ phận quản lý của cơ quan chức năng. Nên bạn cần phải xuất trình giấy tờ để được cấp phép.

[tổng hợp] kinh nghiệm trekking từ a đến z cho người mới

Hãy mang theo một ít tiền để phục vụ cho chuyến đi. Tuy nhiên không mang theo quá nhiều, các tư trang giá trị nên tháo ra để ở nhà. Cả tiền và giấy tờ tuỳ thân nên gói trong túi nilon và giữ kĩ để tránh bị thấm nước hoặc rơi rớt.

Balo

Ngoài đồng đội thì balo cũng là người bạn đồng hành không thể thiếu trong mỗi chuyến đi của các Trekker. Nên chọn một chiếc balo có kích thước vừa phải, phù hợp với dáng người của bạn. Đừng nên chọn quá lớn, sẽ gây khó khăn cho việc di chuyển. Cũng không nên chọn quá nhỏ, vì sẽ không đủ để đựng đồ.

[tổng hợp] kinh nghiệm trekking từ a đến z cho người mới

Kinh nghiệm chọn balo khi đi trekking (Ảnh: Linh Linh)

Ưu tiên chọn các loại balo chống nước, nếu không thì phải mang theo áo mưa hoặc bọc balo để không bị ướt. Nên chọn những chiếc balo nhiều ngăn, có thanh đỡ lưng, bụng và ngực. Mách nhỏ là bạn có thể đến các cửa hàng uy tín để thuê mà không cần mau. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí.

Thức ăn và nước uống

Tuỳ vào địa hình và thời gian của mỗi chuyến trekking mà bạn sẽ chuẩn bị thức ăn và nước uống cho phù hợp. Các bạn có thể mang theo các loại đồ ăn như lương khô, bánh mì, xúc xích, đồ hộp, mì gói, bánh kẹo,…Ngoài ra, bạn cũng có thể mang theo gạo và thịt, cá. Tuy nhiên cần phải đảm bảo sơ chế và bảo quản kỹ để tránh bị hư hỏng.

[tổng hợp] kinh nghiệm trekking từ a đến z cho người mới

Mang theo lượng nước lọc vừa đủ uống, có thể mang theo một ít bia hoặc nước ngọt. Nhưng chỉ được uống lúc nghỉ ngơi ăn uống, còn trong quá trình di chuyển thì chỉ nên uống nước lọc. Ngoài nước uống thì cũng đừng quên mang theo nước để nấu ăn.

Lều, túi ngủ

Dựng lều ngủ qua đêm chính là lựa chọn duy nhất khi đi trekking. Vậy nên đây chắc chắn là vật dụng bạn phải mang theo. Để đỡ lạnh và tránh bị côn trùng cắn, thì hãy mang theo một chiếc túi ngủ. Khi chuẩn bị lều để mang theo phải nhớ kiểm tra đầy đủ các phụ kiện đi kèm như cột, dây thừng, miếng…Để khi sử dụng không bị thiếu thứ gì.

[tổng hợp] kinh nghiệm trekking từ a đến z cho người mới

Kinh nghiệm chuẩn bị lều cắm trại, túi ngủ khi đi trekking (Kim Hương)

Bản đồ, la bàn, GPD

Đi trekking đa phần dựa vào kỹ năng và kinh nghiệm của người tham gia. Với những bạn đi lần đầu thì sẽ khó khăn trong vấn đề này. Tuy nhiên, chỉ cần có người dẫn đường giỏi và tham khảo thêm kinh nghiệm từ những người đi trước thì hoàn toàn có thể đi được.

[tổng hợp] kinh nghiệm trekking từ a đến z cho người mới

Đặc biệt, đối với một trekker thì không thể thiếu các thiết bị như bản đồ, la bàn, định vị GPS. Trong trường hợp bị mất hoặc hư hỏng, bạn có thể dựa vào các yếu tố tự nhiên như hướng mặt trời, hướng gió, hướng nghiêng của cây,…Để xác định phương hướng và đường đi.

Bộ dụng cụ y tế

Trải qua các địa hình khó khăn như vậy, việc xảy ra các sự cố như té ngã, trật chân, trầy xước, bị côn trùng cắn,…là điều không thể tránh khỏi. Do vậy luôn cần phải mang theo bộ dụng cụ y tế để xử lý vết thương kịp thời. Bên cạnh đó, bạn cũng nên mang theo các loại vitamin, thực phẩm tăng cường sức đề kháng và các loại thuốc chống côn trùng.

[tổng hợp] kinh nghiệm trekking từ a đến z cho người mới

Các vật dụng khác

Ngoài các vật dụng và thiết bị kể trên, thì còn có một số thứ khác cũng không kém phần quan trọng như: Điện thoại, sạc dự phòng, máy ảnh, đèn pin, dụng cụ nấu ăn, gậy trek, dây thừng, bó gối,…Ngoài ra, một chiếc áo khoác và mũ nón sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi tia UV và các loại côn trùng.

[tổng hợp] kinh nghiệm trekking từ a đến z cho người mới

Kinh nghiệm di chuyển trong quá trình trekking

Trong quá trình di chuyển phải đảm bảo khoảng cách an toàn giữa người đi trước và đi sau. Nên theo sát nhau để hỗ trợ kịp thời khi xảy ra những tình huống bất ngờ. Tuyệt đối không tách riêng khỏi đoàn, đặc biệt là những lúc đi trong rừng rậm.

[tổng hợp] kinh nghiệm trekking từ a đến z cho người mới

Kinh nghiệm khi di chuyển trong rừng (Ảnh: Nguyễn Hoàng Phụng)

Nếu chẳng may bị lạc phải giữ bình tĩnh, không được hốt hoảng. Lập tức xác định phương hướng và quay lại đường vừa đi. Trường hợp không tìm được đường cũ thì nên đứng yên tại chỗ, tìm mọi cách ra tín hiệu cho đồng đội. Bạn có thể dùng la lên hoặc dùng gậy đập vào cây để phát ra tiếng.

Khi đi qua những nơi trơn trượt, ẩm ướt thì phải dẫm chắc chân. Ngoài ra, nên dùng gậy leo núi để hỗ trợ cho việc di chuyển. Nếu không sẵn gậy thì có thể bẻ cây trong rừng để thay thế.

[tổng hợp] kinh nghiệm trekking từ a đến z cho người mới

Một người trung bình có thể đi bộ từng 12km – 15km, tuy nhiên hãy cân nhắc thể lực của cả đoàn để đặt mục tiêu di chuyển cho phù hợp. Trong quá trình di chuyển nên để ý các bảng chỉ dẫn  để dễ xác định được đường đi.

Khi nghỉ ngơi nên tháo balo xuống, để ở sau lưng để làm điểm tựa. Cơ thể tha lõng, thư giãn, không nên uống một lần quá nhiều nước mà hãy uống từng ít một. Bôi kem chống nắng và thuốc chống côn trùng cắn trước khi đi hoặc nếu không thì phải trùm kín, không được để hở.

[tổng hợp] kinh nghiệm trekking từ a đến z cho người mới

Trong rừng núi trời sẽ tối rất nhanh, để đảm bảo an toàn bạn nên dựng lều trước 5 giờ. Nên dựng lều bên cạnh hồ nước và đốt lửa để sưởi ấm và giúp tránh được thú dữ trong rừng. Không tùy tiện ăn nấm, trái cây và rau rừng nếu bạn không hoàn toàn biết về chúng.

Du lịch bụi nhưng phải có ý thức bảo vệ môi trường. Không xả rác bừa bãi, không sử dụng hóa chất tại các nguồn nước. Nếu địa điểm Trekking gần khu vực biên giới, khu bảo tồn có cơ quan ban ngành quản lý thì phải xin phép trước.

[tổng hợp] kinh nghiệm trekking từ a đến z cho người mới

Kinh nghiệm xử lý tình huống đi lạc trong rừng

Đầu tiên phải giữ tâm lý bình tĩnh, di chuyển lại theo đường vừa đi. Nếu không tìm được phương hướng thì hãy đứng yên một chỗ. Cố gắng tạo ra âm thanh càng to càng tốt hoặc có thể đốt lửa  để báo hiệu cho đồng đội.

Trường hợp cả đoàn bị lạc đường thì nên đi theo những con đường mòn có sẵn. Tránh đi vào những nơi rậm rạp vì khó xác định được phương hướng. Cố trèo lên cây cao để tìm nơi có nguồn nước. Đi về hướng sông suối sẽ có khả năng tìm được người giúp đỡ nhiều hơn

[tổng hợp] kinh nghiệm trekking từ a đến z cho người mới

Tuyệt đối không nên đi bừa, tận dụng các loại hoa quả và rau rừng để tiết kiệm lương thực. Tuy nhiên chỉ ăn những loại mà bạn chắc chắn biết về nó. Đặc biệt, không nên ăn các loại nấm kỳ lạ, có nhiều màu sắc, vì rất có thể là nấm độc.

Kinh nghiệm Trekking – Những địa điểm trekking nổi tiếng

Việt Nam có rất nhiều các địa điểm trekking nổi tiếng. Trong đó, 5 cái tên sau đây hứa hẹn sẽ mang lại cho bạn những kỉ niệm tuyệt vời.

Tà Năng – Phan Dũng

Tà Năng chính là địa điểm trekking được giới trẻ yêu thích nhất hiện nay. Đây là cung đường đi bộ dài hơn 50km, bắt đầu từ xã Tà Năng – Đức Trọng – Lâm Đồng và kết thúc ở xã Phan Dũng – Tuy Phong – Bình Thuận.

[tổng hợp] kinh nghiệm trekking từ a đến z cho người mới

Địa điểm trekking Tà Năng – Phan Dũng (Ảnh: Khánh Tuân)

Địa hình ở đây chủ yếu là rừng thông mát mẻ, cho bạn thỏa sức chiêm ngưỡng phong cảnh hữu tình, kỳ vĩ của thiên nhiên. Tuy nhiên nó cũng là thử thách để bạn trải nghiệm, bức phá bản thân qua những đồi núi trùng trùng, điệp điệp, những con dốc cao ngoằn ngoèo, thăm thẳm, hết con dốc này lại tới con dốc khác.

Để đi hết cung đường này, bạn sẽ mất khoảng 2 -3 ngày trèo đèo, lội suối, băng rừng vô cùng vất vả. Tuy nhiên, cảm giác khi tới đích rất khó tả, khó có từ nào có thể diễn tả được trọn vẹn cảm xúc vui sướng đó. Bạn có thể đến đây vào bất cứ mùa nào trong năm, vì mỗi mùa đều có mỗi vẻ đẹp và điểm thú vị riêng.

[tổng hợp] kinh nghiệm trekking từ a đến z cho người mới

Tả Liên Sơn – Lai Châu

Địa điểm trekking tiếp theo cũng không kém phần nổi tiếng là Tả Liên Sơn. Tả Liên Sơn hay còn được gọi là Tả Trâu, nằm ở xã Tà Lèng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Ngọn núi này có độ cao 2996 mét so với mực nước biển, nằm trong top những ngọn núi cao nhất của Việt Nam.

[tổng hợp] kinh nghiệm trekking từ a đến z cho người mới

Trekking Tả Liên Sơn cao 2996m (Ảnh: Thanh Tuấn)

Một trekker để lên được đến đỉnh núi cần phải mất khoảng 3 ngày 2 đêm, dùng cả tay và chân lần từng các vách đá để đi. Gian nan, vất vả là thế nhưng khi đặt được chân lên đỉnh Tả Liên mọi khó khăn gian truân đều tan biến hết, thay vào đó chỉ còn là khung cảnh hùng vĩ, đẹp đến xiêu lòng của những đỉnh núi thoát ẩn, thoát hiện trong biển mây trời.

Ngoài ra, ở đây còn có khu rừng nguyên sinh nổi tiếng với thảm thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Mỗi mùa là một màu sắc riêng, lúc thì trắng xoá của hoa trà, lúc thì đỏ rực từ lá phong, cũng có khi là màu xanh rì của cây cối, rêu phong và dương xỉ.

[tổng hợp] kinh nghiệm trekking từ a đến z cho người mới

Kinh nghiệm trekking Tả Liên Sơn (Ảnh: Đoàn Minh Thiên)

Mùa đẹp nhất của Tả Liên Sơn rơi vào khoảng cuối tháng 9 đầu tháng 10. Lúc này lá phong bắt đầu chuyển giao, thay màu áo mới cho cả khu rừng. Sắc đỏ xen vàng lẫn xanh, phảng phất dưới ánh nắng mặt trời, tạo nên một vẻ đẹp lung linh, rực rỡ, xao động lòng người.

Tà Xùa – Yên Bái

Tà Xùa là địa điểm trekking gần thủ đô Hà Nội, với độ cao 2865m, trực thuộc Bản Công, Trạm Tấu, Yên Bái. Dãy núi này có địa hình vô cùng độc đáo với đầu rùa khổng lồ vươn ra từ vách núi, các sống núi nhấp nhô y hệt như sống lưng khủng long.

[tổng hợp] kinh nghiệm trekking từ a đến z cho người mới

Đối với các bạn mới, chinh phục được Tà Xùa cũng không phải là điều dễ dàng. Các bạn sẽ phải di chuyển từ bản Tà Xùa, vượt qua một con đường độc đạo duy nhất để lên trên đỉnh. Con đường này là thử thách rất lớn bởi những con dốc dài thẳng đứng, kèm theo đó là rất nhiều đá nhấp nhô và cát bụi mịt mù.

[tổng hợp] kinh nghiệm trekking từ a đến z cho người mới

Không chỉ vậy, con đường trên sống lưng chỉ rộng khoảng chừng nửa mét, bên dưới là vực sâu thăm thẳm. Cảm giác vừa sợ vừa đã khiến ai cũng đều thích thú. Đứng ở đây bạn sẽ cảm thấy như đang lạc giữa chốn tiên cảnh. Mây bồng bềnh giăng khắp lối, các ngọn núi nhấp nhô nối đuôi nhau dài đến bất tận.

Vườn Quốc Gia Cát Bà

Theo kinh nghiệm trekking của những người đi trước thì Cát Bà là địa điểm trek thích hợp nhất cho các bạn mới. Đây là địa điểm an toàn, nằm trong sự quản lý của cơ quan chính quyền thành phố Hải Phòng.

[tổng hợp] kinh nghiệm trekking từ a đến z cho người mới

Vườn Quốc Gia Cát Bà có diện tích hơn 17 triệu ha, là một trong những khu dự trữ sinh quyển bậc nhất Việt Nam hiện nay. Cát Bà mang một vẻ đẹp hùng vĩ, bao gồm nhiều hệ sinh thái đặc sắc như: Rừng thường xanh trên núi đá vôi, rừng ngập mặn trên núi đá cao, rừng ngập mặn với hang động – nơi trú ngụ của loài dơi.

Càng đi sâu vào trong rừng, bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi của thời tiết, từ se se lạnh cho đến sương mù mịt mờ. Những con đường xuyên qua các địa hình đa dạng như cánh đồng lá lốt, rừng trúc, vách đá hiểm trở,…Đưa người đi trải qua nhiều cung bậc cảm xúc.

[tổng hợp] kinh nghiệm trekking từ a đến z cho người mới

Mũi Đôi – Cực Đông

Mũi Đôi – Cực Đông nằm tại bán đảo Hòn Gốm, Vạn Ninh, Khánh Hòa. Là một trong những địa điểm đón bình minh sớm nhất ở Việt Nam. Hành trình chinh phục điểm Cực Đông chỉ vỏn vẹn trong vòng một ngày. Nếu bạn muốn ngắm được khung cảnh bình minh nhuộm hồng mặt biển, thì phải cắm trại qua đêm ở đây.

[tổng hợp] kinh nghiệm trekking từ a đến z cho người mới

Đoạn đường đi bộ khoảng chừng 20km nhưng cũng lắm chông gai, thử thách. Để đến được đúng điểm cực “thần thánh” này, bạn phải trải qua các ghềnh đá từ Bãi Rạng ra Mũi Đôi. Chỉ cách có vài trăm mét nhưng phải mất cả tiếng mới có thể vượt qua được.Sau đó, lại tiếp tục từ từ, chậm rãi leo lên từng vách đá một, chẳng mấy chốc mà Cực Đông đã ở ngay trước mắt.

Với những kinh nghiệm Trekking mà chúng mình đã chia sẻ ở trên, hy vọng sẽ giúp ích được nhiều cho bạn trong chuyến đi sắp tới. Ngoài ra, nhớ hỏi thêm kinh nghiệm từ những người đi trước để được cho thêm nhiều lời khuyên bổ ích.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News